Bất động sản 2018: Tất cả chúng ta ‘ngồi’ trên sóng

05/02/2018

Người tạo 0

Chuyên mục:

Theo ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. HCM, mua bán căn hộ hiện nay 50% là đầu tư lướt sóng, nguy cơ vỡ trận rất lớn.

Thông tin doanh nghiệp bất động sản thưởng Tết "khủng"cho nhân viên dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 cho thấy năm 2017 là năm làm ăn có lãi với giới đầu tư, kinh doanh bất động sản. Đây là tín hiệu khả quan đồng thời mở ra cơ hội phát triển lớn hơn với ngành bất động sản trong năm 2018.

Nhìn nhận góc độ thị trường, trao đổi với phóng viên ông Nguyễn Văn Đực - Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM cho rằng, chuyện thưởng Tết khủng của doanh nghiệp bất động sản là có thật nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có được điều đó. Ông cho rằng, những doanh nghiệp làm ăn phát đạt, bán được nhiều hàng, thu lợi nhuận cao thì mức thưởng Tết lớn cho nhân viên là tất yếu.

Ngược lại cũng có những doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, hàng tồn kho lớn, nhân viên có thể không có thưởng Tết, thậm chí có nguy cơ còn bị nợ lương.

“Việc thưởng Tết khủng năm nay không có nghĩa năm sau bất động sản sẽ phát triển tốt nhất là nhìn vào thị trường hiện nay”, ông Đực cho biết.

Đánh giá việc Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng ưu tiên tập trung vốn cho sản xuất - kinh doanh, hạn chế mức độ tập trung tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản, thường xuyên rà soát, đánh giá và theo dõi tiến độ của các dự án bất động sản, năng lực tài chính của khách hàng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm để có biện pháp xử lý thích hợp…

Ông Nguyễn Văn Đực lo ngại đầu tư lượt sóng sẽ dẫn đến nguy cơ vỡ trận trong đầu tư bất động sản.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM nhận đinh, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước rất đúng đắn, việc khép lại một phần cho vay bất động sản trong vay tiêu dùng vì lo sợ vốn dồn vào bất động sản quá nhiều gây nguy cơ vỡ trận rất đúng đắn.

“Ở từng dự án bán ra bao nhiêu phần trăm là đầu tư lướt sóng? Bao nhiêu phần trăm đầu tư lướt sóng đang ở mức nguy hiểm? Câu hỏi mà tôi nghĩ khi đặt ra cả giới chuyên gia, giám đốc các sản giao dịch hay cơ quan quản lý nhà nước không thể trả lời được. Đây chính là vấn đề của thị trường bất động sản của chúng ta”, Phó chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM đặt vấn đề.

Chỉ riêng phân khúc căn hộ cấp cao theo ông Nguyễn Văn Đực với hàng trăm nghìn căn hộ có giá từ 50-60 triệu đồng/m2 tương đương giá mỗi căn hộ thấp nhất từ 3 tỷ đến gần 100 tỷ đồng, đây là điểm thu hút rất nhiều nguồn lực quốc gia.

Tuy nhiên trong phân khúc này bao nhiều phần trăm để ở, bao nhiêu đầu cơ và bao nhiêu đầu tư lướt sóng hoàn toàn không ai có thể thống kê được kể cả nhà kinh doanh sản xuất, chủ đầu tư, sàn giao dịch, cá nhân chuyên giao dịch căn hộ cũng không xác định được con số bao nhiêu.

“Tình hình mua bán căn hộ hiện nay tôi cho rằng 50% đầu tư lướt sóng, tất cả chúng ta đang ngồi trên sóng, rất nguy hiểm kể cả khi sóng lên đỉnh cao và sóng xuống, với những gì đang diễn ra trên thị trường, càng đầu tư bất động sản sau cùng nguy hại lớn”, ông Đực nói.

Góp phần khiến thị trường bất động sản trở nên mỏng manh theo ông Đực chính là lợi nhuận khi bán qua sàn. Với việc sản phẩm bất động sản đều được bán qua sàn, bất chấp khách hàng mua để ở hay chỉ đầu tư lướt sóng, các sàn chỉ quan tâm mức mức phí từ 6-10% thu về, còn hậu vận của bất động sản ra sao gần như bỏ ngỏ.

Vì thế có trường hợp nhà đầu tư bất động sản chỉ cần có 2 tỷ nhưng có thể cùng lúc đầu tư 10 căn hộ với mỗi căn hộ đặt cọc 10-20% sau đó tìm cách bán lại hưởng lợi nhuận. Riêng với các sàn chỉ cần nhà đầu tư đóng 10% -20% các sàn có được 2% trong đó, nhà đầu tư và sàn bất động sản gặp nhau ở điểm cùng có lợi dẫn đến bong bóng bất động sản.

Nguy cơ lớn nhất với thị trường là sản phẩm bất động sản không đến được trực tiếp với người có có nhu cầu nhà ở mà hầu hết qua giới đầu tư lướt sóng bán lại dẫn đến giá chênh. Nguy hại hơn với thị trường là người đầu tư không có tiền mà hoàn toàn đi vay để đầu tư.

“Thưởng của doanh nghiệp bất động sản dịp Tết này không khẳng định năm 2018 bất động sản sẽ thành công, chúng ta đang ngồi trên sóng. Số lượng người dân khuynh hướng kinh doanh bất động sản lướt sóng nhiều hơn số mua để ở.

Với việc chỉ cần đặt cọc 10-20% mua căn hộ khiến sản phẩm vừa bán đã được thị trường hấp thụ. Từ ngoài nhìn vào có cảm giác cung không đủ cầu, thị trường rất thành công nhưng thực tế đang có nguy cơ vỡ trận”, ông Đực kết luận.

Phương Linh

Tổng hợp

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *