Cách mạng công nghiệp lần 4: Sứ mệnh đổi mới của doanh nghiệp

20/06/2017

Người tạo 0

Chuyên mục:

Câu nói "rủi ro nhất là không chịu rủi ro nào cả" rất đúng với sự phát triển doanh nghiệp, nhất là trong thời đại của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Thống kê trong 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới trong vòng 50 năm qua, chỉ còn 19% doanh nghiệp tồn tại, số còn lại đã hoàn toàn biến mất.

Trong vòng 25 năm qua, khoa học công nghệ phát triển, nhiều ngành kinh tế thay đổi hoàn toàn và mỗi doanh nghiệp cũng cần phải thay đổi để có thể tồn tại và phát triển. Chu kỳ 3 - 7 năm cho mỗi lần thay đổi này, nếu doanh nghiệp bỏ lỡ 2 chu kỳ, gần như chắc chắn doanh nghiệp của bạn đã tụt hậu hoặc thậm chí biến mất. Có rất nhiều ví dụ về sự phát triển và thất bại của các doanh nghiệp diễn ra trong thế hệ của bạn và ngành đồng hồ đang trong tâm điểm rõ nét nhất. Ngành đồng hồ danh tiếng của Thuỵ Sĩ vốn tăng trưởng bền vững và liên tục hàng trăm năm và dường như không bao giờ chấm dứt; tuy nhiên, trong 3 năm gần đây, doanh thu và lợi nhuận liên tục giảm sút nghiêm trọng. Lý do ư? Đơn giản là Apple Watch xuất hiện và chỉ với thời gian ngắn, Apple Watch đã là hãng đồng hồ đứng thứ 2 thế giới.

May mắn nếu doanh nghiệp của bạn nhận biết được tín hiệu và thay đổi, tuy nhiên phần lớn các doanh nghiệp không nhận ra điều đó và tất yếu phải chấp nhận kịch bản rất buồn dần xảy ra.

Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 diễn ra ở mọi ngành kinh tế, trong mọi lĩnh vực. Các công ty trên thế giới đều tập trung nguồn lực để có thể phát triển phù hợp với sự phát triển công nghệ này. Từ ngành sản xuất, dịch vụ, năng lượng, giao thông... từ các doanh nghiệp nhỏ đến các tập đoàn đa quốc gia, từ những nước nhỏ bé châu Phi đến các cường quốc trên thế giới. Cuộc đua và theo đuổi công nghệ không có chỗ cho người thua cuộc. Thỉnh thoảng thông tin về nền kinh tế Việt Nam có nói về sự lạc hậu của doanh nghiệp Việt, nỗi buồn mới nhất là ngành đường sắt thừa nhận đã quá lạc hậu so với sự phát triển ngành đường sắt của thế giới. Tôi tin rằng rất nhiều lĩnh vực của chúng ta đang chậm trễ như vậy và mỗi doanh nghiệp cần thấy phải thay đổi và có kế hoạch hành động để nắm bắt sự phát triển, theo kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này.

Để hình dung doanh nghiệp trong cuộc cách mạng lần thứ 4 này không phải là dễ dàng vì mỗi loại hình doanh nghiệp có những đặc điểm riêng. Công ty Harley Davidson là một ví dụ, khi gặp khó khăn với những đặc điểm của một doanh nghiệp chưa ứng dụng hoàn toàn công nghệ như: Chi phí người lao động và tiền lương cao, sản xuất hiện hữu chưa đáp ứng được kết nối giữa máy móc người lao động - quản lý - khách hàng - dịch vụ, nguồn dữ liệu ở khắp mọi nơi và không hợp nhất… việc thay đổi mạnh mẽ khiến Công ty Harley Davidson có tỷ lệ áp dụng công nghệ vào sản xuất và dịch vụ rất cao và kết quả đạt được theo thống kê như sau:

Ra quyết định trong toàn công ty với thời gian nhanh hơn 80%, giảm chi phí và thời gian một cách rõ rệt, tăng 12% trong tự động hoá toàn dây chuyền, sản lượng tăng 6,8% và lợi nhuận tăng 4%,... và đây mới chỉ là một nhà máy được ứng dụng.

Giờ đây, mục tiêu tiếp theo của Harley Davidson là tiếp tục gia tăng hàm lượng công nghệ nhất là công nghệ IOT (vạn vật kết nối) để mọi thiết bị máy móc, dây chuyền, con người và khách hàng được kết nối chặt chẽ với nhau, hướng đến nền sản xuất nhanh chóng, hiệu quả.

Và để thấy rõ hơn của khi doanh nghiệp chậm trễ ứng dụng công nghệ, chúng ta có thể hình dung một số nhận định như sau, bạn sẽ hoàn toàn không muốn doanh nghiệp của bạn nằm trong các giả tưởng này:

+ Doanh nghiệp chậm và tụt hậu sẽ bị các đối thủ cạnh tranh dễ dàng vượt qua, chiếm lĩnh thị trường.

+ Doanh nghiệp chậm và tụt hậu khó mà giữ được nhân sự tốt, khi con thuyền đang chìm thì những người thuỷ thủ cừ khôi cũng phải sơ tán.

+ Doanh nghiệp chậm và tụt hậu cũng khó mà lôi kéo được các khách hàng mới, kể cả khách hàng cũ, khi mà các giải pháp của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ mang lại nhiều giá trị hơn với giá cả phù hợp cho khách hàng.

Vậy, là người lãnh đạo doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị các bước gì để tham gia vào cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này? Đây có thể là một số gợi ý cho bạn:

+ Xây dựng chiến lược cụ thể trong vòng thời gian 3-5 năm để doanh nghiệp chuyển dịch dần sang doanh nghiệp 4.0. Xác định các tiêu chí, mục tiêu mà doanh nghiệp cần chuyển đổi và các mục tiêu, tiêu chí này hoàn toàn phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp bạn.

+ Cần xây dựng một dự án cụ thể làm dự án chiến lược trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp. Từ một dự án, một công việc cụ thể này sẽ là cách doanh nghiệp đánh giá lại trước khi chuyển đổi cả doanh nghiệp (giống trường hợp 1 nhà máy Harley Davidson ở trên).

+ Xây dựng các nguồn lực cần thiết để phục vụ chuyển đổi, trong đó yếu tố con người là rất quan trọng. Doanh nghiệp của bạn cần thiết đào tạo các nhân sự có sẵn và tuyển dụng cả nhân sự mới phù hợp. Thành lập ra một phòng ban, một tổ đội để tiên phong trong sự chuyển dịch doanh nghiệp.

+ Xây dựng nguồn dữ liệu và xây dựng chương trình phân tích nguồn dữ liệu này nhằm áp dụng cho công việc doanh nghiệp. Hãy cứ nghĩ lớn nhưng thực hiện từng bước, đây chính là cách thức bạn tạo dựng nguồn cơ sở dữ liệu để phục vụ cho doanh nghiệp trong nhiều năm tiếp theo.

+ Chuyển dịch tổ chức sang số hoá cần phải thông suốt trong toàn bộ doanh nghiệp chứ không chỉ một nhóm nhỏ. Các nhân sự của công ty đều phải nắm được, sẵn sàng trải nghiệm, chuyển dịch sang con người số hoá, công nghệ hoá và hoạt động trong tổ chức doanh nghiệp công nghệ mới. Bạn cũng phải biết rõ, với những nhân sự việc không sẵn sàng chuyển đổi cũng sẽ làm cho các cá nhân đó tự loại mình ra khỏi tổ chức và thời đại mới.

+ Xây dựng hệ sinh thái cho doanh nghiệp, trong đó nền tảng công nghệ là trái tim của hệ sinh thái. Khi mà hệ sinh thái được hình thành, khách hàng của bạn, tổ chức của bạn và dịch vụ của bạn sẽ hoạt động trên cùng nền tảng, giúp doanh nghiệp có sự phát triển.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam đang cố gắng tham gia vào chuỗi giá trị do Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang tới. Với các doanh nghiệp bất động sản, một giải pháp điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu lớn giúp cho mọi người từ khách hàng, các đối tác, nhân viên, nhà quản lý làm việc chung, chia sẻ công việc và quản lý nhanh chóng đang rất cần thiết. Với các dự án trải dài ở nhiều tỉnh thành, lượng nhân viên sẽ tăng nhanh chóng trên các địa bàn, các sản phẩm bất động sản ở một nơi nhưng cần thiết kinh doanh khắp nơi, việc ứng dụng công nghệ trong công nghệ vào quản lý và bán hàng hiệu quả là vô cùng cấp thiết. Phần mềm Tpizi.com là một giải pháp rất hiệu quả cho doanh nghiệp bất động sản quản lý doanh nghiệp kinh doanh trên nền tảng internet. Tpizi.com giúp doanh nghiệp bất động sản mở ra cánh cửa mới cho sự chuyển dịch nhanh chóng sang nền tảng số hoá, công nghệ hoá phù hợp với cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ 4.

Thạc sĩ Nguyễn Anh Tuấn 

Theo Báo Xây dựng

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *