Đây là cách doanh nhân Trump có thể tiếp cận ghế Tổng thống

08/12/2016

Người tạo 0

Chuyên mục:

Các giáo sư của trường kinh doanh Harvard đang xem xét về cách mà gần 50 kinh nghiệm trong xây dựng một đế chế kinh doanh toàn cầu( và 0 năm kinh nghiệm chính trị) của Donald Trump có thể định hình hướng tiếp cận cho ông đến vị trí đứng đầu một quốc gia

Donald J. Trump mang kinh nghiệm trên thương trường vào Nhà trắng. Nguồn ảnh: BasSlabbers

Donald John Trump, Tổng thống Mỹ thứ 45, sẽ là người đầu tiên tiến thẳng từ phòng họp của giám đốc đến Phòng bầu dục mà không có bất kỳ kinh nghiệm chính trị hay quân sự nào.

Trong suốt chiến dịch tranh cử năm 2016, Trump chuyển danh tiếng trên lĩnh vực phát triển bất động sản thành một người chiến thắng trên đường đua đối với các cử tri trên cương vị là người ngoài Washington. Nhấn mạnh vào nhiều thập kỷ kinh nghiệm với vai trò là người đứng đầu điều hành xây dựng những khách sạn, sòng bạc và sân gôn sang trọng trên toàn thế giới, Trump cam kết sử dụng kiến thức trong kinh doanh và phong cách lãnh đạo cứng rắn và quyết liệt của mình để “ hút cạn các đầm lầy” trong bộ máy hành chính của Washington và đưa kết quả đến với người dân Mỹ.

Nước Mỹ không phải là một công ty, tất nhiên, và công dân Mỹ không phải các nhân viên, nhưng các cử tri vẫn tin tưởng vào những lời hứa của ông về một cách tiếp cân chính trị tươi mới. Vậy những kỹ năng và quan điểm nào mà doanh nhân giàu có này đưa ra khi ông chuyển tiếp từ vị trí CEO lên vị trí Tổng tư lệnh?

Để cảm nhận rõ hơn về những tháng tới đây, The Gazette đã hỏi các giảng viên của trường kinh doanh Harvard(HBS) về cách mà gần 50 năm kinh nghiệm trong xây dựng một đế chế kinh doanh toàn cầu của Trump có thể định hình được hướng tiếp cận của ông đến ghế Tổng thống. Dưới đây là cái nhìn của họ.

Bất động sản hiếm khi là trò chơi một được một mất

John D. Macomber,  giảng viên môn quản trị kinh doanh.

Bạn phải bắt đầu từ việc phân biệt giữa hoạt động xây dựng thương hiệu được hỗ trợ bởi các hoạt động khác, như chuỗi khách sạn Disney, và bất động sản thuần túy ( các công ty), như Boston Properties và Vornado. Trump về cơ bản là một người xây dựng thương hiệu.

Có rất nhiều lĩnh vực bất động sản. Khách sạn là một trong số đó. Trong các khách sạn, thường có 3 phần trong mỗi giao dịch. Thường có một bên sở hữu dất và sở hữu các tòa nhà. Một bên khác thiên về bên các dịch vụ như quản lý và cung cấp thực phẩm, giải khát. Và bên thứ ba sở hữu thương hiệu. Các công ty như Four Seasons hay Ritz Carlton, nói rằng họ “ phất cờ” khách sạn. Họ không quản lý nó, họ “ phất cờ”. Trump sở hữu một số khách sạn, nhưng phần lớn trong số đó là tài sản của các nhà đầu tư khác, ông chỉ “ phất cờ”, làm thương hiệu.

Trường hợp này đã đưa ra cho quan điểm nhạy cảm của thế giới một nhận thức về cái chúng ta gọi là “ nền kinh tế thực” trong bất động sản. Các phòng có kín khách không, và tại những địa điểm nào? Những người hoạt động trong lĩnh vực khách sạn rất nhạy bén về những gì họ cho là “ nền kinh tế tài chính”. Họ không biết về các hoạt động bên trong, nhưng “ lãi suất là gì?”. Họ rất nhạy bén trong giao dịch và với các đối tác, bởi mọi thứ là độc nhất, là giao dịch một lần. Về cơ bản, Những người như vậy thấy được giá trị được chia sẻ. Họ hiếm khi rơi vào một cuộc thương lượng một được một mất. Họ nghĩ về việc “ Làm sao để giúp những người khác?”.

Bạn sẽ kỳ vọng những người như vậy để thực hiện giao dịch, với sự nhạy bén cao về các sự kiện đang xảy ra, và nhạy bén cao trong nhận biết giá trị tài chính, nếu không nói đến hoạt động bên trong của thị trường tài chính, và sự nhạy bén cực kỳ cao với thương hiệu: Mọi người đang nghĩ gì? Và bạn sẽ kỳ vọng sự nhạy bén ít hơn để quản trị, cấu trúc, tạo động lực tổ chức, có cái nhìn dài hạn, và sử dụng vốn.

Tổng thống mới đắc cử khá nhạy với việc người ta muốn mua gì trong hình thức nhân khẩu học hiện nay. Nhưng trong tương lai, người ta sẽ mong đợi rằng ông có thể tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, thể hiện phong thái và ý tưởng riêng đã theo ông trong suốt 50 năm qua.

Vấn đề thứ hai là bạn sẽ kỳ vọng bất kỳ người nào trong tình huống này phải khá tự tin với phán quyết của mình. Từng đạt được kỷ lục kéo dài trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, đối với bất cứ ai mà nói, đều khiến họ nghĩ rằng bản thân sẽ trở thành chuyên gia trong các lĩnh vực khác, dù đó có là hàng không, phúc lợi hay là quốc phòng.

Tôi nghĩ dấu hiệu ban đầu sẽ là: Liệu ông ấy có thể thuyết phục các nhóm khác nhau? Ông ấy rất giỏi trong việc thuyết phục những người quen biết, nhưng liệu có thể thuyết phục Quốc hội hành động? Nếu ông ấy là một người giao tiếp tốt và một người đàm phán giỏi và là một chuyên gia về sáng tạo giá trị được chia sẻ, ông ấy sẽ nhìn ra những thứ đã rất hiệu quả đối với phát ngôn viên của Nhà Trắng Paul Ryan và đối với lãnh tụ thiểu số Chuck Schumer. Việc thứ hai cần tìm kiếm là ông ấy sẽ thực sự dành bao nhiêu thời gian cho những người như ứng cử viên Bộ trưởng Bô ngoại giao Rex Tillerson, hay cho Wilbur Ross, ứng cử viên Bộ Thương mại, hay cho phó Tổng thống Mike Pence? Dường như ông ấy là người không được tin cậy nhiều trong quá khứ. Vậy nên chúng ta sẽ có nhiều thứ tới đây để xem.

Và đây là những thứ ông ấy đã làm trong cuộc khủng hoảng. Từ những báo cáo của báo chí, ông ấy khá ồn ào về những khủng hoảng trong quá khứ. Có thể còn có nhiều cuộc khủng hoảng khác, hoàn toàn không phải là câu hỏi về việc đảm bảo chắc chắn cho các ngân hàng của bạn.

Phần lớn là, có vẻ như ông ấy luôn lựa chọn cách bỏ đi. Trong hầu hết cuộc đàm phán dự án này, ông ấy đã có cơ hội thực hiện. Ở vị trí Tổng thống, sẽ có nhiều các cuộc đàm phán khác-với Quốc hội, với các quốc gia khác, và với các cơ quan khác hay với tất cả những người dân tống thống phải tiếp xúc- nơi bạn cần phải đưa ra thỏa thuận, thay vì bỏ đi. Khá là thú vị để xem xem ông ấy sẽ tạo ra các giá trị có thể chia sẻ như thế nào trong bối cảnh đó.

Phần lớn các cuộc đàm phán là các đòn bẩy, và hầu hết thì, ông ấy đặt bản thân mình ở vị trí thuận lợi, nơi ông ấy thường đưa ra những đòn bẩy đàm phán. Ông ấy có thể không có những đòn bẩy trong tương lai. Cũng thật thú vị để xem xem ông ấy giải quyết vấn đề đó như thế nào. Và liệu rằng ông ấy có thể sử dụng các kỹ năng đàm phán và giao tiếp và sáng tạo giá trị có thể chia sẻ đó như thế nào tại cương vị không được lựa chọn cách bỏ đi và hoàn toàn không có đòn bẩy.

Mô hình chỉ huy và quản lý kiểm soát

Nancy F. Koehn, James E. Robison , Giáo sư môn quản trị kinh doanh.

Tôi nghiên cứu về những nhà lãnh đạo kinh doanh, lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo tôn giáo, hoạt động xã hội, và những nhà lãnh đạo khác- xưa và nay- những người thực hiện thực sự và có ảnh hưởng đáng kể. Là một nhà sử học, tôi không thấy sự khác biệt lớn giữa các chính trị gia và người lãnh đạo kinh doanh nếu xét về những điều kiện khiến họ hoạt động hiệu quả. Các nhà lãnh đạo dũng cảm và nghiêm túc là những người theo đuổi một sứ mệnh lớn lao và đáng tự hào, những người làm mọi việc để hoàn thành sứ mệnh đó, những người thể hiện được nhận thức cảm xúc phù hợp khi thực hiện, những người động viên người khác cố gắng tốt hơn và táo bạo hơn để theo đuổi mục đích, và những người làm việc (không biết mệt mỏi) để bản thân trở thành những lãnh đạo tốt hơn khi họ thực hiện tất cả những việc khác nữa.

Cho tới nay, chúng tôi không thấy được nhiều bằng chứng-cả trong suốt quá trình chiến dịch tranh cử hay trong cuộc bầu cử-cho thấy rằng ngài Trump đáp ứng được hầu hết các tiêu chí này. Nhưng tối nghĩ rằng nhiều cử tri công nhận ông đã thành công trong việc hoàn thành mọi việc.Một số công nhận dường như là kết quả của sự tự tin trước công chúng của ông ấy. Một số có lẽ là kết quả của sự thô lỗ của ông ấy và những dự định đặt ra nhằm cắt bỏ dải băng đỏ của Washington cùng với tình trạng trì trệ đã được công nhận, thống trị bởi một món tiền lớn, và nhận thức rằng có nhiều người Mỹ đến như vậy có chính phủ liên bang được điều hành bởi một số ít người có quyền quyết định.

Tôi cho rằng phong cách cứng rắn, cùng với quyết tâm của ông trong việc chọn ra một số nhóm-từ truyền thông đến Hồi giáo đến phụ nữ đến người gốc Tây Ban Nha- là nguyên nhân cho nhiều vấn đề quốc gia gây ra nguồn gốc của thất vọng, giận dữ và lo sợ giữa các cộng đồng người Mỹ. Lịch sử đã chứng minh rõ ràng rằng tất cả các lãnh đạo cần thấu hiểu và đáp lại những dòng cảm xúc trong những người dân dưới quyền ảnh hưởng của họ. Và tôi cho rằng Trump đã thực hiện điều đó trong chiến dịch tranh cử bằng những cách có lợi cho mục đích chính trị của mình. Điều đó rõ ràng là đã ít nhiều kích động lòng hận thù- và thực sự khá sâu sắc-giữa các nhóm người Mỹ đối với những công dân sẵn sàng phục vụ đất nước. Rõ ràng là, lịch sử không đảm bảo điều gì cả. Trên thực tế, những người lãnh đạo gia tăng quyền lực bằng cách thu thập sự phẫn nộ và phân biệt đối xử với những nhóm cộng đồng khác đều được chứng minh là những kẻ bạo chúa, và là những kẻ phá hủy các giá trị và thể chế trung tâm của nền dân chủ.

Tập trung vào việc Trump được xây dựng hình ảnh là một người hành động thẳng tay, chúng ta có lẽ sẽ nghĩ về cách quản lý của ông theo kiểu “ ra lệnh và kiểm soát”. Đây là một cách mô tả, trong đó công ty, tổ chức hay doanh nghiệp vận hành dưới dnagj một thể chế quân sự nơi mọi người đứng xếp thành hàng và thực thi mọi mệnh lệnh. Mặc dù hồi đầu thế kỷ 20, rất nhiều các doanh nghiệp được cấu trúc theo hình thức dây chuyền như vậy, các tổ chức theo hình thức “ ra lệnh và kiểm soát” ngày càng ít phổ biến hơn.- ngoại trừ quân đội- trong vòng 40,50 năm trở lại đây. Ngày nay, doanh nghiệp và các tổ chức khác trở nên bình đẳng hơn, ít thứ bậc hơn, và đa dạng hơn nhiều so với các công ty đầu tiên phát triển với quy mô lớn và đặt nền móng cho nền kinh tế hiện đại. Sự tiến hóa này một phần là kết quả của sự toàn cầu hóa và sự thật rằng rất nhiều tổ chức lớn ngày càng trở nên độc lập và phức tạp hơn; một mô hình chung phù hợp cho tất cả không còn hiệu quả nữa. Sự phát triển này cũng là kết quả của sự thay đổi trong xã hội, kinh tế và chính trị. Các nhà lãnh đạo hiện nay cần thỏa hiệp với một nhóm các bên liên quan rộng lớn hơn, bao gồm công dân, người tiêu dùng, và người lao động trên khắp thế giới theo cách mà đơn giản cách đây nửa thế kỷ họ chưa từng thực hiện.

Đồng thời, các doanh nghiệp cần có trách nhiệm nhiều hơn là đơn giản chỉ “ bán ra cao mua vào thấp” và “phân phối lợi tức lành mạnh cho các cổ đông.” Ngày này, các công ty đang phải chịu trách nhiệm về một loạt các vấn đề xã hội và chính trị, từ đào tạo lao động cho đến các chính sách môi trường. Trong bối cảnh này, cứng nhắc và “ ra lệnh, kiểm soát” có lẽ công cụ quá lỗi thời.

Tôi viết và giảng dạy về các nhà lãnh đạo với một mục tiêu cao quý, những người thành công từ điều kiện khó khăn. Những người tôi nghiên cứu- từ nhà thám hiểm Ernest Shackleton đến Abraham Lincoln đến nhà môi trường học Rachel Carson- tất thảy đều cực kỳ tài năng, nghĩa là họ đều hiểu câu châm ngôn “ Trong tình huống đặc biệt này, tôi cần làm gì để hoàn thành nhiệm vụ của mình?” Họ cũng có dồi dào nhận thức cảm xúc, để họ áp dụng vào bản thân cũng như cho những người họ muốn gây ảnh hưởng. Từ quan điểm này, theo tôi có vẻ như nếu bạn luôn trong trạng thái mặc định là cứng rắn, thì rất khó để tạm dừng và chuyển sang trạng thái dịu dàng, quan tâm và giàu cảm xúc mà các lãnh đạo cần trong tình huống cấp bách.

Tôi cho rằng tống thống đương nhiệm đã thực sự thành công về cách điều khiển truyền thông Mỹ về phía mình. Tôi có thể đếm trên đầu ngón tay số lượng những lãnh đạo tôi từng chứng kiến trong đời có thể đi vào phòng, thu hút sự chú ý của đám đông lớn một cách vô cùng nhanh chóng, sau đó chuyển sang năng lượng đó và khiến họ đón nhận chương trình của ông ta trong một thời điểm nhất định. Ông ấy làm được việc đó hết lần này đến lần khác, không chỉ đối với các nhà ủng hộ chính trị của mình, mà còn đối với các phóng viên và những nhà báo khác.

Mặc dù có những kỹ năng, trong đó có yêu cầu tầm nhìn xa, ông ấy dường như cường điệu hóa phản ứng trong biểu hiện cảm xúc, trong bài phát biểu, với quyền lực nặng nề ông ấy nắm giữ trên các lĩnh vực, trong thời gian thực tế, sử dung truyền thông. Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Không gì trong lịch sử nước Mỹ có thể so sánh với khía cạnh hành vi của ông ấy: một ứng cử viên công khai và hiện là tổng thống đắc cử, người không chỉ sẵn sàng mà còn nóng lòng muốn làm công chúng phải sôi lên, thường xuyên và trên diện rộng như vậy.

Khi suy nghĩ về các nhà lãnh đạo tài ba, tôi thường thấy có một kết nối quan trọng giữa việc đưa ra một quyết định lãnh đạo và sự tôn trọng của người đó đối với tổ chức thực hiện những việc người đó chịu trách nhiệm. Các lãnh đạo nhà nước đưa ra lựa chọn trên cơ sở luật pháp và hiến pháp; thẩm phán phán quyết theo tiền lệ; các CEO cân nhắc đến giá trị và sứ mệnh của công ty; thậm chí các doanh nhân cũng đấu tranh để xây dựng một tổ chức phát triển và bền vững. Sự kết nối này rất quan trọng bởi một lãnh đạo xứng đáng sẽ muốn những người mà người đó khuyến khích phải tôn trọng và phục vụ cho tổ chức. Điều đó nghĩa là một lãnh đạo luôn làm việc để sâu sắc thêm ý nghĩa toàn vẹn rằng những người ủng hộ sẽ phù hợp với tổ chức, bao gồm cả các giá trị, quy định, và những người chịu trách nhiệm phục vụ dưới vai trò quản lý những khía cạnh quan trọng. Chúng tôi chưa nhìn ra những bằng chứng cho thấy Trump có tôn trọng và kích động điều đó đối với những người đồng minh Mỹ.

Bất cứ ai chúng tôi gọi là một nhà lãnh đạo hiệu quả đều tôn trọng tổ chức của người đó và luôn cân nhắc qua lại giữa “ điều này có ý nghĩa thế nào đối với lộ trình và tính toàn vẹn và bản sắc và tính chất và sự ổn định của tổ chức” và “điều này liên quan đến hành động của tôi như thế nào”. Và điều quan trọng đó, từ góc dễ quan sát của tôi, hoàn toàn không nhìn thấy. Tôi không nhìn ra được điều đó. Và tôi đang gặp kha khá rắc rối vì thế.

Marketing dạng đẩy và kéo để xây dựng hỗ trợ công cộng

John A. Quelch, Charles Edward Wilson ,Giáo sư môn quản trị kinh doanh, giáo sư về chính sách và quản lý y tế tại trường Y tế công cộng Harvard T.H. Chan

Marketing rất quan trọng trong chiến dịch. Nó cũng quan trọng tương tự thế trong chính trị. Vào năm 2008, Barack Obama đắc cử tổng thống với lời kêu gọi về hy vọng và thay đổi. Ông sử dụng phương tiện truyền thông trực tuyến một đòn bẩy thu hút các tình nguyện viên và các nhà tài trợ, xây dựng một hình thức tập trung hỗ trợ cơ sở. Năm 2016, Trump cũng lợi dụng truyền thông kiểu mới, đặc biệt là Twitter, để tạo cơ sở hộ trợ quanh lời kêu gọi khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại. Giao tiếp có hiệu quả và nhắm mục tiêu khôn ngoan vào các nguồn lực đối với phân khúc cử tri quan trọng, đặc biệt bên phía các bang còn do dự, đều rất quan trọng trong cả hai trường hợp.

Marketing trong giới chính trị khác xa với trong giới thương mại, Trong chính trị, bạn cần ủng hộ của đa số hoặc ít nhất là gần như vậy để thành công. Trong thương mại, bạn có thể có lợi nhuận cao khi là thương hiệu hấp dẫn đối với một phân khúc hẹp. Thực tế là, cố gắng làm tất cả mọi thứ để vừa lòng tất cả mọi người là một công thức thảm họa. Sự khác biệt đáng chú ý khác là những người làm marketing về tranh cử tổng thống cần chiên sthawngs trong bỏ phiếu vào từng ngày một trong vòng 4 năm, trong khi những người làm marketing thương mại cần tiền mặt duy trì mỗi ngày.

Tuy nhiên, dư luận cũng rất quan trọng đối với bất kỳ tổng thống nào, và tổng thống Trump tiến vào văn phòng với tỉ lệ chấp thuận phổ thông thấp. Điều đó sẽ yêu cầu ông trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp và để thắng nhiều người vẫn đang hoài nghi về động cơ và năng lực của ông. Ông cần có ý thức thoát khỏi cái bong bóng Washington và giữ vững mối liên hệ với những cử tri phổ thông mà ông đã nhận nhiều năng lluowngj và tin cậy. Lòng nhiệt tình không ngừng của họ nhằm vận động các thượng nghị sĩ và người đại diện sẽ vô cùng quan trọng đối với ông trong việc thực hiện các lời hứa từ chiến dịch tranh cử của mình. 

Lãnh đạo chính phủ trên cương vị tổng thống yêu cầu rất nhiều biện pháp makerting “ đẩy” và “ kéo”. Cocacola đẩy sản phẩm của mình thông qua phân phối bán lẻ và đồng thời quảng cáo sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng để tạo nhu cầu kéo các sản phẩm ra khỏi quầy hàng. Tương tự như vậy, Trump đẩy chương trình nghị sự thông qua Quốc hội, nhưng những hỗ trợ phổ biến mạnh mẽ bảo vệ chương trình nghị sự sẽ giúp thuyết phục các nhà lập pháp bỏ phiếu một cách hợp lý.

Lực lượng có khả năng đem lại lợi ích cho kinh doanh nhỏ

Karen Mills, nguyên quản trị viên cụ quản lý doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA) và hiện nay là thành viên cao cấp tại HBS và Trung tâm Mossavar-Rahmani cho doanh nghiệp và chính phủ tại trường Harvard Kennedy.

Sự xuất hiện của một doanh nhân ở Nhà Trắng là tiềm năng để chuyển các cuộc đối thọai tại Mỹ xoay quanh vấn đề doanh nghiệp nhỏ. Đúng vậy, nền tảng kinh doanh của tổng thống Trump, nếu được áp dụng một cách đúng đắn, có thể giúp ông hiểu được nhu cầu của các doanh nghiệp nhỏ tại Mỹ. Chắc chắn phải có hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ hy vọng vào trường hợp này.

Tuy nhiên, để làm đúng, tổng thống Trump cần đẩy mạnh tập trung vào các doanh nghiệp nhỏ và đảm bảo rằng phần quan trọng này trong nền kinh tế của chúng ta là một phần trong mọi cuộc thảo luận kinh tế của ông. Cho đến nay, sự chú ý của ông có vè hướng vào doanh nghiệp lớn- bên cạnh đề cử của ông là Linda Mahon với vai trog quản trị viên SBA. Doanh nghiệp lớn thường có những nhu cầu khác biệt rõ rệt so với doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ mất nhiều giai đoạn khó khăn mới có thể tiếp cận vốn, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho nhân viên, điều hướng các quy định phức tạp ở mọi cấp chính phủ, và còn nhiều hơn thế nữa. Lời hứa của ông về việc cắt giảm thuế và giảm quy định rườm rà cho các doanh nghiệp nhỏ có thể là một khởi đầu thuận lợi. Nhưng trên cả hai mặt, các chi tiết chính sách sẽ quan trọng khi đề cập đến việc các doanh nghiệp nhỏ cần gì để phát triển và thành công.

Về mặt pháp lý, như tôi đã từng viết trong một bài báo mới đây, các doanh nghiệp nhỏ được cho vay thông qua các kẽ hở của khung giám sát hiện tại. Doanh nghiệp nhỏ và các bên cho vay nên thúc đẩy tổng thống Trump hợp thứ hóa tình huống khó xử hiện tại về các quy định đảm bảo tiếp cận nhiều hơn đến nguồn vốn, sự minh bạch và bảo vệ người vay. Các doanh nghiệp nhỏ có thể cũng được hưởng lợi từ nhiều các ưu đãi cho các công ty lớn được thành lập để được giảm thuế đáng kể dưới chính quyền Trump, để cung cấp thêm các hợp đồng chuỗi cung ứng cho các doanh nghiệp nhỏ gốc Mỹ. Thêm vào đó, các khảo sát cảu Liên đoàn quốc gia doanh nghiệp độc lập chỉ ra rằng tiếp cận các chăm sóc y tế là ưu tiêm hàng đầu của các doanh nghiệp nhỏ. Obamacare bắt đầu giải quyết vấn đề này thông qua trao đổi SHOP( viết tắt của Small Business Health Options Program- chương trình chăm sóc sức khỏe tùy chọn cho doanh nghiệp nhỏ), nhưng “ Trumpcare” có thể tiến xa hơn trong việc đảm bảo mức giá phải chăng cho các doanh nghiệp nhỏ.

Các doanh nghiệp nhỏ nên ủng hộ việc Tump đối xử với họ như với các khách hàng, điều có thể thực hiện bằng cách tận dụng công nghệ và sáng tạo theo hình thức tương tác tối giản với chính quyền liên bang, ví dụ như điền giấy tờ trực tuyến.

Sắp xếp hình sao để sửa lỗi hệ thống thuế

Mihir Desai,giáo sư về tài chính tại tập đoàn tài chính Mizuho và giáo sư luật tại trường luật Harvard.

Các ngôi sao được sắp xếp trong hệ thống thuế được cải tổ dưới thời tổng thống Trump.  30 năm không cải cách thuế, cùng với sự thay đổi đáng kể trong kinh tế và chính sách thuế của các nước khác, đã khiến hệ thống thuế của Mỹ khó sử dụng và gặp phải nhiều vấn đề. Rõ ràng nhất là, thuế doanh nghiệp đã trở thành yếu tố chi phối thị trường nhằm kiểm soát các công ty( cũng gọi là hoán đổi), mô hìn tài chính( nắm tiền mặt) và các hoạt động chuyển giao lợi nhuận( như lợi nhuận chuyển giá).

Ngắn gọn là, hệ thống thuế bị lỗi và chúng ta đang có hệ thống thuế tồi tệ nhất thế giới nếu so với các nước còn lại. Chúng ta có lãi cận biên cao làm sai lệch các ưu đãi, đặc biệt trong chuyển giao lợi nhuận, và tỉ lệ thuế suất trung bình chỉ ở mức trung. Các sai lệch gây nên bởi tỉ lệ thuế cao dần lên mỗi năm.

Về phía thuế cá nhân không hoàn toàn bị lỗi, nhưng phát triển quá mức và không đáp ứng đúng nhu cầu của chúng ta. Chúng ta có nhiều ưu đãi chồng chéo và khó hiểu trong giáo dục, y tế và chăm sóc trẻ em khiến hạn chế tác dụng của các chương trình này. Chúng ta phải chịu một loạt sự tăng giá thuế ngầm khá lớn bởi đã loại trừ các khoản khấu trừ và miễn giảm. Và, nói rộng ra, hệ thống thuế có thể không phản ánh hỗ trợ hiện tại một cách rõ ràng để có thể phân phối lại tốt hơn. Một lý do cho điều này đó là khung đầu tiên từng gồm 0.1% những người nộp thuế và hiện nay đã là 1% dân số. Việc này tạo ra sức đề kháng tăng lãi cận biên.

Cuối cùng, chỉ dẫn thông thường về sự công bằng và hiệu quả trong chính sách thuế nay cần được bổ sung bởi mối quan tâm thứ ba: sự phức tạp. Trong thế giới toàn cầu hóa, có những lợi nhuận hơn bao giờ hết mà các nhà kinh tế có thể đáp lại sự phức tạp này thông qua quy hoạch. Hệ thống quá phức tạp, đặc biệt là trên khía cạnh thương mại quốc tế, đang trở thành thiên đường của những nhà quy hoạch.

Tổng thống Trump sẽ làm gì? Kế hoạch của ông trong suốt chiến dịch tranh cử rất đang ngưỡng mộ. Sự đơn giản trong cơ cấu tỉ lệ cho các cá nhân, sự mở rộng của khấu trừ tiêu chuẩn, sự hạn chế của khấu trừ, và tỉ lệ giảm của các công ty được mở rộng hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có những lỗi quan trọng, bao gồm cả bãi bỏ trì hoãn quốc tế và thuế thu nhập tối thiểu cho các công ty nước ngoài. Đó là sự thiếu trách nhiệm về tài chính và không hòa hợp với thị hiếu hiện nay để tổ chức phân phối lại.

Do sự thiếu kinh nghiệm của phần lớn nhóm kinh tế hiện nay của Trump trong trường hợp này, tôi  hy vọng rằng phát ngôn viên Nhà Trắng Paul Ryan sẽ đưa ra khung phác thảo của bất cứ dự luật nào. Lời cam kết của ông, cũng được biết đến là kế hoạch Ryan Brady, không đơn thuần chỉ là một bản cập nhật hoặc khung, mà nó là một kế hoạch hoàn chỉnh. Nó thay đổi nền tảng của chính sách thuế để tiêu thụ từ thu nhập thông qua một “ dòng tiền thuế trên nền tảng điểm đến”. Trong thực tế, đó là một hình thức thuế giá trị gia tăng (VAT). Các tập đoàn kinh tế sẽ phải đối mặt với mức giá thấp hơn một cách đáng kể, không được cho phép trích các khoản thanh toán lãi suất, và được phép đầu tư chi phí. Cách dễ dàng nhất để hiểu là: bởi vì tất cả các giao dịch B –to- B( doanh nghiệp đến doanh nghiệp) có khấu trừ một cách hiệu quả, nền tảng thuế sẽ chuyển sang giao dịch B-to-C( doanh nghiệp đến khách hàng). Nói một cách khác, đó gọi là tiêu thụ.

Một trong những rãnh nhăn quan trọng nhất của hệ thống này là doanh thu xuất khẩu sẽ được miễn thuế và các chi phí nhập khẩu sẽ sẽ không được khấu trừ theo như thứ được gọi là “điều chỉnh thuế biên giới”. Điều này có tiềm năng tái phân phối mạnh mẽ giữa các thành phần kinh tế, khi các nhà xuất khẩu sẽ bị thất thu thuế một thời gian dài và những nhà nhập khẩu sẽ phải chịu thuế nhiều hơn, trừ khi tỉ giá được điều chỉnh để trung hòa các thay đổi trong chính sách thuế, như điều các lý thuyết kinh tế đề ra.

Điều đó sẽ xảy ra chứ? Rất khó để biết được vì không có gì trên quy mô này từng được thử qua. Hơn thế nữa, kế hoạch có quá nhiều dấu hỏi về việc nó sẽ hoạt động thế nào. Các tổ chức tài chính được đánh thuế thế nào? Liệu các thành phần trung gian giữ được cách xử lý hiện tại? Quan trọng nhất là, không rõ liệu nó có thể vượt qua sự phê duyệt của Tổ chức Thương mại thế giới hay không.

Những lợi ích quan trọng cho Trump trong kế hoạch Ryan-Brady có thể đặc trưng hóa điều chỉnh thuế biên giới như là các loại thuế quan. Chiếc hộp ông này tự đặt mình vào với mục đích làm biện pháp bảo vệ có thể bị thoát ra bằng cách thực hiện các kế hoạch và ghi nhận những điều chỉnh này như các loại thuế quan thậm chí cả khi chúng thực sự không hoạt động theo cách đó. Từ góc độ kinh tế, sự lừa dối đó phù hợp với thực tế của thuế quan hơn. Trong những tweets gần đây về các công ty ô tô, ông này đã đổi ngôn ngữ của mình sang “ thuế biên giới”, thay vì thuế quan.

Tôi cho rằng rủi ro của thay đổi thuế một cách kịch tính như vậy là một cách biện minh tuyệt vời cho kế hoạch hoàn chỉnh. Tôi muốn thấy cải cách thuế doanh nghiệp được tiến hành theo cách trung hòa doanh thu , với tỉ giá được giảm và chuyển sang các khu vực được tài trợ bởi chuyển dịch giải pháp thay đổi và bằng cách sắp xếp các đặc tính của lợi nhuận tới các cơ quan thuế và các thị trường vốn. Về phía cá nhân, tôi cho rằng sự mở rộng đáng kể của tín dụng thuế thu nhập, thống nhất và đơn giản hóa các khoản tín dụng khác nhau và các khoản khấu trừ, và một khung thuế trên đối với ca nhân có thu nhập trên 1 triệu đô la Mỹ sẽ có ích hơn nhiều.

Vậy nền tảng kinh doanh của Trump tạo điều kiện cho chính sách ưu đãi và phương pháp của ông thế nào? Nhận ra sự phát triển của bất động sản rất độc đáo trong kinh doanh, và các đặc tính cho phép bạn thành công, đến những mức độ ông đã đạt được, trong lĩnh vực không nhất thiết là là đại diện cho những đặc tính ngoài kinh doanh. Là điều vô cùng quan trọng.

Sự phát triển trong bất động sản yêu cầu nhiều hơn những đàm phán sắc nét, xây dựng liên minh giữa các tổ chức, và kiến thức marketing hơn phần lớn các hình thức kinh doanh khác. Nó cũng có xu hướng dẫn đến những nỗ lực vĩ đại hơn là nhưng xthay đổi đi theo. Các kỹ năng đó có thể đã giúp ông mộ chút tại Washington hôm nay. Không may là, chúng cũng có thể đưa ra kết quả trong một tổ hợp dẫn hướng bởi tweet về những cử chỉ giả tạo( tiết kiệm việc làm bằng cách đặt áp lực) mà không có bất kỳ ý nghĩa thực sự nào.

Các phỏng vấn đã được biên tập và rút gọn.

Tác giả Christina Pazzanese  là một nhà văn tại Harvard. Bài viết lần đầu xuất hiện trên  Harvard Gazette  với tiêu đề And Now: President CEO (Và bây giờ: Tổng thống CEO)

Thu Thủy

Lược dịch theo Harvard Business School

 

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *