Điều gì sẽ tới với công cụ phân tích, AI và tự động hóa? (P1)

14/06/2017

Người tạo 0

Chuyên mục:

Những cải tiến trong kĩ thuật số, phân tích, trí tuệ nhân tạo và tự động hóa đang tạo ra những cơ hội cho sự hiệu quả và hiệu suất trong kinh doanh cũng như nền kinh tế, ngay cả khi chúng tái định hình công việc trong tương lai.

Sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ trong số hóa, dữ liệu và phân tích đã định hình lại cảnh quan kinh doanh, hiệu suất siêu tăng áp và cho phép những cải tiến kinh doanh cùng các hình thức cạnh tranh mới xuất hiện. Đồng thời, bản thân công nghệ vẫn tiếp tục phát triển, mang tới làn sóng phát triển mới trong công cụ phân tích, robot, trí tuệ nhân tạo (AI) và đặc biệt là Học Máy (Machine Learning). Chúng cùng tạo ra bước thay đổi về kĩ thuật có ý nghĩa sâu sắc đối với kinh doanh, kinh tế và rộng hơn là xã hội.

Phần 1: Cơ hội sẵn có ngay từ bây giờ

Một số công ty đang đạt được lợi thế cạnh tranh nhờ việc sử dụng dữ liệu và công cụ phân tích giúp đưa ra quyết định dựa trên bằng chứng xác thực nhanh hơn, với quy mô lớn hơn, tạo ra sự thấu hiểu và tối ưu hóa quy trình. Nhưng vẫn có khoảng trống để các công ty khác bắt kịp và vượt qua. Việc khai thác tiềm năng số hóa cũng chưa đồng đều.

Dữ liệu và công cụ phân tích đang chuyển đổi, nhưng nhiều công ty chỉ thu được một phần nhỏ giá trị từ chúng

Dữ liệu và công cụ phân tích đang làm thay đổi nền tảng cạnh tranh trong nhiều năm nay kể từ báo cáo đầu tiên của McKinsey về dữ liệu lớn (Big Data) vào năm 2011. Các công ty hàng đầu đang sử dụng năng lực của mình không chỉ để cải thiện hoạt động chính trong công ty, mà còn để khởi động những mô hình kinh doanh hoàn toàn mới. Những tác động mạng lưới của nền tảng số đang tạo ra một động lực thúc đẩy rằng người chiến thắng sẽ thu về gần như toàn bộ trên một vài thị trường. Tuy nhiên, trong khi khối lượng dữ liệu sẵn có tăng lên theo cấp số nhân trong vài năm gần đây, hầu hết các công ty chỉ thu được một phần nhỏ giá trị tiềm năng về doanh thu và lợi nhuận đạt được.

Những biến đổi về công cụ phân tích và dữ liệu hiệu quả bao gồm một số thành phần sau:

- Đặt ra những câu hỏi cơ bản để định hướng tầm nhìn chiến lược: Dữ liệu và công cụ phân tích sẽ được sử dụng để làm gì? Sự thấu hiểu sẽ làm tăng giá trị như thế nào? Tập dữ liệu nào là hữu ích nhất mà sự thấu hiểu cần?

- Giải quyết các vấn đề theo cách dữ liệu được tạo ra, thu thập và tổ chức. Nhiều doanh nghiệp hiện nay phải đấu tranh để chuyển từ hệ thống dữ liệu kế thừa sang cấu trúc linh hoạt hơn, nhằm khai thác tối đa dữ liệu lớn và những công cụ phân tích. Các doanh nghiệp cũng có thể cần số hóa hoạt động một cách toàn diện hơn để nắm bắt được thêm nhiều dữ liệu từ những tương tác với khách hàng, chuỗi cung ứng, trang thiết bị và những quy trình nội bộ.

- Đạt được các kĩ năng cần thiết để lấy được sự thấu hiểu từ dữ liệu; các công ty có thể lựa chọn bổ sung những năng lực đến từ nội bộ hoặc thuê chuyên gia bên ngoài.

- Thay đổi quy trình kinh doanh để kết hợp dữ liệu sâu vào quá trình làm việc thực tế. Đây là một trở ngại thường thấy hiện nay. Việc này đòi hỏi những người ra quyết định phải có được thông tin chi tiết, chính xác, và đảm bảo rằng các nhà quản lí cấp cao cũng như cấp trung hiểu được cách sử dụng sự thấu hiểu về dữ liệu.

Đặt tất cả những thành phần trên vào đúng chỗ không phải điều dễ dàng. Trong một khảo sát mới đây của McKinsey với hơn 500 giám đốc điều hành đại diện cho các công ty đến từ nhiều ngành, nhiều khu vực, với nhiều quy mô, thì kết quả cho thấy hơn 85% người thừa nhận rằng họ chỉ đạt được phần nhỏ hiệu quả đối với những mục tiêu mà mình đặt ra cho các sáng kiến về dữ liệu và công cụ phân tích.

Dữ liệu và công cụ phân tích đang làm gián đoạn các mô hình kinh doanh và mang tới lợi ích về hiệu suất

Các mô hình và khả năng gây rối của dữ liệu đang định hình lại một số ngành công nghiệp và có thể khiến chúng biến đổi nhiều hơn. Một số đặc điểm của thị trường nào đó mở ra những cơ hội để người sử dụng các phương pháp tiếp cận mới gây ra sự gián đoạn, bao gồm:

- Sự không phù hợp giữa cung và cầu.

- Sự phổ biến của khối tài sản chưa được sử dụng.

- Sự phụ thuộc vào số lượng lớn dữ liệu nhân khẩu học, trong khi dữ liệu hành vi hiện đã có sẵn.

- Những sai lầm và lỗi của con người trong một môi trường nhiều dữ liệu.

Trong các ngành công nghiệp mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều đã trở nên quen thuộc với việc đưa ra quyết định dựa trên một số loại dữ liệu chuẩn, việc đưa ra các dữ liệu mới (dữ liệu trực giao) nhằm bổ sung cho các dữ liệu đã dùng có thể thay đổi nền tảng của sự cạnh tranh. Chúng ta thấy điều này đang diễn ra trong lĩnh vực bảo hiểm tài sản và tai nạn, nơi có các công ty mới bước vào thị trường với dữ liệu bưu chính viễn thông – cung cấp thông tin chi tiết về hành vi lái xe, vượt qua cả dữ liệu nhân khẩu học trước đây đã được sử dụng trong bảo hiểm.

Một trong những phương pháp sử dụng hiệu quả nhất là phân đoạn siêu nhỏ dựa trên đặc điểm hành vi cá nhân. Điều này đang thay đổi các nguyên tắc cơ bản của cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm giáo dục, du lịch, giải trí, truyền thông, bán lẻ và quảng cáo.

Nhìn rộng ra về số hóa, đang có sự tiến triển không đồng đều giữa các công ty, ngành và nền kinh tế

Sự phổ biến rộng rãi của kĩ thuật số trên thế giới thực chất không đồng đều. Việc sử dụng thuật ngữ số hóa (và đo lường nó) bao gồm:

- Tài sản, gồm cơ sở hạ tầng, máy móc kết nối, dữ liệu, nền tảng dữ liệu...

- Các hoạt động, gồm quy trình, thanh toán, mô hình kinh doanh, tương tác của khách hàng và chuỗi cung ứng.

- Lực lượng lao động, gồm việc người lao động sử dụng công cụ kĩ thuật số, công nhân có kĩ năng về kĩ thuật số, những việc làm mới về kĩ thuật số và vai trò của nó. Trong công tác đo lường từng khía cạnh khác nhau của vấn đề số hóa, chúng ta thấy sự chênh lệch tương đối lớn ngay trong chính các công ty lớn.

Nghiên cứu của McKinsey

Nguồn: McKinsey & Company

Các nghiên cứu của McKinsey chỉ ra rằng những công ty có khả năng phát triển số hóa qua tài sản, hoạt động và lực lượng lao động làm tăng doanh thu và thị phần nhanh hơn so với các công ty khác. Lợi nhuận của họ tăng nhanh gấp 3 lần so với mức trung bình.

Nhiều công ty hàng đầu “sinh ra kĩ thuật số”, nhưng có lẽ ấn tượng hơn vẫn là việc những tập đoàn nhỏ hiện nay đã tích cực chuyển mình thành những nhà lãnh đạo kĩ thuật số, và họ hưởng lợi gấp đôi từ thế mạnh về truyền thống của mình cùng khả năng số hóa hoàn toàn mới.

- Cũng có sự khác biệt giữa các ngành về mức độ số hóa: Tại Hoa Kì, lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), phương tiện truyền thông, dịch vụ tài chính và dịch vụ chuyên nghiệp đang phát triển, trong khi các tiện ích, khai thác mỏ và chế tạo đang trong giai đoạn đầu của quá trình số hóa. Ở các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như bán lẻ và y tế, phần lớn lao động Mỹ không ứng dụng công nghệ rộng rãi.

- Sự không đồng đều này cũng có thể thấy được ở các quốc gia; tất cả các nước đều có một cơ hội đáng kể để phát triển số hóa: Toàn bộ nền kinh tế Mỹ chỉ đạt 18% tiềm năng số; Pháp đã đạt được 12% - mức trung bình của Liên minh châu Âu, trong khi Đức và Ý là 10%; các nền kinh tế mới nổi thậm chí còn kém xa, các nước Trung Đông và Brazil chiếm ít hơn 10% tiềm năng số.

Số hóa đang chuyển đổi trên toàn thế giới, tạo ra cơ hội cho các công ty và nền kinh tế hiện nay

Thế giới được kết nối nhiều hơn bao giờ hết, nhưng về cơ bản thì bản chất của những sự kết nối này đã thay đổi. Số lượng luồng dữ liệu vượt biên giới đã tăng 45 lần so với năm 2005. Con số này được dự đoán sẽ tăng thêm 9 lần trong 5 năm tiếp theo, khi các luồng thông tin, tìm kiếm, truyền thông, video, giao dịch và giao thông nội bộ tiếp tục phát triển.

Ngoài việc truyền tải các dòng thông tin và ý tưởng có giá trị theo cách riêng của mình, luồng dữ liệu còn cho phép vận chuyển hàng hóa, dịch vụ, tài chính và con người. Hầu hết mọi loại hình giao dịch qua biên giới đều có một phần là kĩ thuật số.

Khoảng 12% thương mại hóa toàn cầu đang được thực hiện thông qua thương mại điện tử quốc tế, chủ yếu như Alibaba, Amazon, eBay, Flipkart và Rakuten. Bên cạnh thương mại điện tử, các nền tảng kĩ thuật số cho cả công việc truyền thống lẫn việc làm tự do đang bắt đầu tạo ra một thị trường lao động có tính toàn cầu hơn. Khoảng 50% các dịch vụ thương mại trên thế giới đã được số hóa. Những chuyển đổi này cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn cầu có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn hơn.

(Còn tiếp)

Huyền Đỗ

Lược dịch theo McKinsey

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *