Thức tỉnh khỏi "cơn lốc" tiền mã hóa, nhà đầu tư sẽ chọn kênh nào?

01/08/2018

Người tạo 8

Chuyên mục:

Sau “cơn lốc” tiền mã hóa, lo ngại bong bóng bất động sản, kênh đầu tư nào sẽ mang lại giá trị trong năm 2018?

2017 - Những cơn sốt đầu tư

Năm 2017 có thể xem là năm chứng kiến nhiều “cơn sốt” đầu tư của thị trường, nhất là các kênh đầu tư liên quan đến tiền mã hóa như Bitcoin. Mới đây nhất, vụ biểu tình gây xôn xao dư luận phải kể đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân lên đến 15.000 tỉ đồng của iFan, mặc dù chưa xác định được chính xác số tiền được huy động, nhưng dòng tiền cá nhân và nhu cầu đầu tư thì rõ ràng nhiều vô kể.

Thực tế cho thấy, “Cơn lốc” tiền mã hóa nhanh đến rồi cũng nhanh đi. Bitcoin đi từ mức đỉnh 20.000 USD/đồng vào khoảng cuối tháng 12/2017 thì đến cuối tháng 4/2018 chỉ còn 9.000 USD/đồng. Không chỉ đồng Bitcoin giảm nhiệt, các đồng tiền mã hóa khác cũng rơi vào tình trạng giảm mạnh. Chẳng hạn như đồng ETH có giá trị vốn hóa xếp thứ 2 sau Bitcoin, gần 99 tỉ USD vào thời điểm đầu tháng 1/2018 thì đến cuối tháng 4/2018 đã giảm gần 37% giá trị.

 

Đầu tư không dễ dàng với những nhà đầu tư cá nhân vì rủi ro thị trường đảo ngược và không thể làm chủ cuộc chơi – Hình ảnh mang tính minh họa

Tiền mã hóa chỉ là một trong những cơn sốt đầu tư trên thị trường trong năm qua. Trên những kênh đầu tư chính thức, dòng tiền tiếp tục đổ về nhiều hơn, đặc biệt là kênh chứng khoán. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, chỉ số VN index vào cuối năm 2017 đã tăng khoảng 43% so với cuối năm trước đó, phá mốc kỉ lục trong vòng 10 năm qua và ghi tên thị trường chứng khoán Việt Nam vào nhóm các thị trường có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất.

Một kênh đầu tư truyền thống khác là bất động sản cũng thu hút dòng tiền đáng kể. Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (Ho Chi Minh City Real Estate Association – HoREA) dẫn số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy năm 2017, thị trường bất động sản tiếp tục đà phục hồi và tăng trưởng trở lại, với mức tăng khoảng 4,07%. Tuy nhiên, có thể nhận thấy từ nửa cuối năm ngoái đến nay, vốn đổ vào bất động sản nhiều hơn, đặc biệt là ở các đô thị lớn vì “ăn theo” hạ tầng hay các đô thị du lịch ven biển.

Thực tế, với lãi suất tiền gửi huy động ở mức thấp và ổn định (quanh mức 6,4% - 7,2% trong năm 2017 theo Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia), không khó hiểu khi người dân chọn cách giữ tiền ở nhiều kênh đầu tư khác với kì vọng về một mức sinh lời hấp dẫn.

2018 - Đầu tư vào đâu?

Về tổng quan thị trường, bên cạnh các kênh truyền thống như ngoại tệ hay vàng gần như chìm hẳn, nhiều chuyên gia từ các quỹ đầu tư cho rằng các kênh chứng khoán hay bất động sản sẽ tiếp tục tăng trưởng nhưng vẫn sẽ có những đợt điều chỉnh giảm.

Cụ thể, sàn chứng khoán HOSE tính đến 25/4 đã “bay” mất 14 tỷ USD giá trị vốn hóa so với thời điểm đầu tháng. Còn trên thị trường bất động sản, những cảnh báo tăng trưởng nóng và nguy cơ bong bóng đã bắt đầu xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là ở phân khúc đất nền. Trong khi đó, phân khúc căn hộ những tháng đầu năm 2018 đã chững lại sau thảm họa cháy ở chung cư Carina vừa qua.

Mặc dù là một kênh đặc biệt hấp dẫn trong 2 năm trở lại đây, nhưng kênh bất động sản lại tiềm ẩn những rủi ro cao hơn và không phải ai cũng có thể nhảy vào được. Nhà đầu tư không những cần có vốn nhiều mà phải trường vốn, nắm thông tin từ sớm và lựa chọn thời điểm ra vào hợp lý.

Dù vậy, sân chơi của nhà đầu tư cá nhân hiện nay đã được mở rộng hơn và có nhiều sự lựa chọn hơn so với trước đây. Chẳng hạn, thị trường chứng khoán cũng có những công cụ đầu tư mới, như các hợp đồng tương lai của chỉ số chứng khoán, nhưng vẫn còn quá khó hiểu với các nhà đầu tư cá nhân.

 

Đầu tư qua kênh bảo hiểm đang là “cách chơi” mới của những nhà đầu tư cá nhân

Bên cạnh đó, một kênh đầu tư mới nổi lên trong thời gian gần đây là đầu tư ủy thác vào các quỹ đầu tư. Các chuyên gia tài chính sẽ thay các nhà đầu tư “chiến đấu” với thị trường và mang lại hiệu quả khá tốt. Chẳng hạn như báo cáo thường niên quỹ PRULink 2017 (nguồn: Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (“Prudential”)) cho thấy so với năm 2016, giá trị tài sản quỹ PRUlink cổ phiếu (với tỉ trọng là 89,6% cổ phiếu) tăng trưởng lên đến 56,6%, thấp hơn một chút là Quỹ PRUlink tăng trưởng (với tỉ trọng đầu tư 65,4% cổ phiếu, 23,3% trái phiếu và còn lại là tiền mặt) với con số 42%, đều cao hơn mức bình quân chung của thị trường. Còn xét về dài hạn, tỉ suất lợi nhuận ròng tích lũy trong giai đoạn 2013 – 2017 của PRUlink cổ phiếu là 202,4%.

Đầu tư qua kênh bảo hiểm đang dần trở thành xu hướng và “cách chơi” của những người không chuyên trong thời gian gần đây vì vừa có những ưu điểm trên thị trường tài chính, đồng thời mang lại giá trị nhất định của bảo hiểm khi bảo vệ tương lai tài chính trong trường hợp rủi ro xảy ra. Dự kiến thị trường kênh đầu tư này sẽ còn rộng mở hơn khi theo báo cáo của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho.

PRU-Đầu Tư Linh Hoạt là sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư giúp khách hàng chủ động ứng phó trước những thay đổi trong cuộc sống, mà vẫn có cơ hội gia tăng tài sản hiệu quả. PRU-Đầu Tư Linh Hoạt mang đến những quyền lợi hấp dẫn: Cơ hội đầu tư và gia tăng tài sản với các quỹ PRUlink; Bảo vệ tương lai tài chính gia đình với 100% số tiền bảo hiểm và toàn bộ kết quả đầu tư*; Chủ động quyết định kế hoạch bảo vệ và đầu tư theo từng giai đoạn trong cuộc sống.

Tham gia PRU-Đầu Tư Linh Hoạt, khách hàng có cơ hội nhận được quà tặng trị giá 3% - 5% phí bảo hiểm cơ bản (PBHCB) nếu PBHCB quy năm từ 50 triệu đồng trở lên*. Ngoài ra, khách hàng có cơ hội nhận thêm những khoản thưởng như thưởng duy trì hợp đồng trên tài khoản cơ bản và tài khoản đầu tư thêm.

*Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://www.prudential.com.vn/vi/our-products/product/pru-dau-tu-linh-hoat/

Dũng Nguyễn

 

Prudential

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *