Các nền kinh tế châu Á phải xây dựng khả năng phục hồi để duy trì sự tăng trưởng

06/05/2016

Người tạo 0

Chuyên mục:

Những mối rủi ro, sự không ổn định như gia tăng bất bình đẳng thu nhập, tăng trưởng chậm hơn, và biến đổi khí hậu đang nhanh chóng tái định hình bức tranh kinh tế của châu Á khiến các chính phủ phải đưa ra các kế hoạch quốc gia nhằm tăng khả năng phục hồi cho nền kinh tế, theo Vụ đánh giá độc lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

"Sự cấp bách đối với các nước để thích ứng với môi trường mới đang rõ hơn từng ngày", kết luận được  dẫn ra từ bản Đánh giá độc lập hàng năm (AER 2016). Thông điệp này được nhấn mạnh ở một cuộc hội thảo mang tên "Đổi mới nên kinh tế và môi trường bền vững trong khu vực Châu Á và Thái Bình Dương" được tổ chức bởi Vụ đánh giá độc lập tại hội nghị thường niên lần thứ 49 của ADB tại Frankfurt, Đức.

Các quốc gia trong khu vực châu Á và Thái Bình Dương đang phải vật lộn với sự phát triển chậm lại của kinh tế và sự suy giảm thương mại quốc tế, và cần phải tìm các biện pháp nhằm hướng tới sự phát triển mới trong khi tối đa hóa sự đóng góp của các ngành công nghiệp hiện có. Triển vọng của khu vực này đang ngày càng bị ảnh hưởng bởi khả năng giải quyết các vấn đề về nền kinh tế, những thách thức về môi trường và khí hậu của Trung Quốc và Ấn Độ. Châu Á ngày nay cũng đang dần ảnh hưởng với các cú sốc bên ngoài thông qua việc liên kết chặt chẽ hơn của thị trường toàn cầu.

Theo quan sát của thành viên tại hội thảo, các cú sốc này nhanh chóng đẩy những người nghèo và dưới mức nghèo khổ sâu hơn vào cảnh đói nghèo.

AER đã nhấn mạnh quy mô của thách thức này. Số liệu mới nhất cho thấy tổng thu nhập của tất cả những người sống trong cảnh nghèo đói ở châu Á và Thái Bình Dương (mức thu nhập dưới 1,90 đô-la một ngày) trong năm 2011 chỉ có thể đủ sức mua khối tài sản trị giá hơn 450 triệu đô-la. Hơn 1,3 tỷ người sống dưới mức 3,1 đô-la một ngày có nguy cơ cao bị tái nghèo do dễ bị tổn thương trước những cú sốc và thu nhập của họ gần chạm mức nghèo khổ. Trong khi đó, sự bất bình đẳng đang gia tăng ở một số nước đông dân hơn của khu vực, chẳng hạn như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia.

Trước vấn đề này, hội thảo đồng ý rằng các nước này phải thúc đẩy hòa nhập xã hội và phát triển môi trường bền vững, để đảm bảo rằng sự tăng trưởng kinh tế của châu Á không bị ảnh hưởng.

Tương tự như vậy, hội thảo đồng tình với thông điệp của AER rằng lợi ích của sự phát triển có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự gia tăng và mức độ tàn phá nặng nề của các thảm họa và sự xuống cấp của môi trường tự nhiên. Đối với các quốc đảo Thái Bình Dương nói riêng, theo quan sát của thành viên trong cuộc họp, những tác động của biến đổi khí hậu là ngay lập tức và có khả năng tàn phá lớn. Những chi phí và lợi ích thu được từ sự tăng trưởng của châu Á đang ngày càng trở nên rõ ràng đối với các thành phố trong khu vực.Châu Á đã có 13 trong top 23 thành phố lớn nhất thế giới, và dân số đô thị dự kiến ​​sẽ tăng gần gấp đôi từ 1,6 tỷ năm 2010 tới 3 tỷ người vào năm 2050. Những xu hướng này làm nổi bật tầm quan trọng mang tính sống còn của việc giải quyết các vấn đề đô thị như cấp nước, vệ sinh môi trường và sự ô nhiễm.

Đối mặt với sự bất bình đẳng ngày càng tăng, sự suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu, thách thức lớn nhất của khu vực này là làm sao có thể tạo ra những cách sáng tạo để duy trì sự tiến bộ, hội thảo đưa ra kết luận.

ADB, có trụ sở tại Manila, được lập ra để góp phần giảm đói nghèo ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương thông qua tăng trưởng kinh tế và môi trường bền vững, hội nhập khu vực. Được thành lập vào năm 1966, ADB sẽ đánh dấu mốc 50 năm quan hệ đối tác phát triển trong khu vực vào tháng 12 năm nay. ADB thuộc sở hữu của 67 thành viên, trong số đó 48 tới từ khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Trong năm 2015, tổng số vốn ADB hỗ trợ đạt 27,2 tỷ đô-la, bao gồm cả việc đồng tài trợ với các đối tác khác với giá trị tương ứng 10,7 tỷ đô-la.

Thủy Nguyên

Lược dịch theo ADB

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *