Chính phủ cần cân nhắc trước khi giúp Start-up

15/07/2016

Người tạo 0

Chuyên mục:

Trên nhiều phương diện, Đông Nam Á đang là một thị trường sơ khởi đầy sôi động với các doanh nghiệp công nghệ. Đây chính là thị trường trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới.

Số người dưới 40 tại Đông Nam Á chiếm khoảng 70% dân số khu vực. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Doanh số bán điện thoại tăng mạnh.

Do đó, hoàn toàn có thể hiểu cho việc các chính phủ tại khu vực này đang tạo ra nguồn vốn để đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp địa phương với hy vọng thúc đẩy những công nghệ mới tại quốc gia của mình. Điển hình như việc Thái Lan đang rót 570 triệu USD với mục tiêu khởi động 10.000 starup cho tới năm 2018. Đây là những nỗ lực đầy tham vọng, có ý nghĩa và gần như chắc chắn sẽ lạc lối.

Số người sử dụng internet tại các nước ĐNÁ từ năm 2004 tới năm 2014

Khi các quan chức chính phủ đổ tiền vào các doanh nghiệp, họ có thể đẩy chi phí lên các nhà đầu tư tư nhân và giữ cho các doanh nghiệp không còn tính cạnh tranh tiếp tục…hấp hối. Chính phủ và doanh nghiệp nhận tài trợ thường có những quan điểm khác nhau. Ví dụ như việc chính phủ muốn tối đa hóa việc làm nhưng doanh nghiệp chỉ muốn sử dụng ở mức toàn dụng, càng tiết kiệm càng tốt.

Và thật khó để có được sự cân bằng chính xác. Mặc dù không thể phủ nhận một số sự hỗ trợ từ chính phủ là có lợi cho doanh nghiệp nhưng việc hỗ trợ quá nhiều có thể gây ra các vấn đề.

Đó là lý do tại sao chúng ta nên để thị trường quyết định điểm đến của các khoản đầu tư. Tại Đông Nam Á, mọi chuyện đang dần diễn ra như vậy. Các công ty đầu tư mạo hiểm đã tăng các khoản đầu tư trong khu vực này lên 127% kể từ năm 2010, đẩy số tổng giá trị đầu tư trong năm 2015 lên mức 1,1 tỷ USD. Trong khoảng thời gian đó đã có khoảng 7.000 công ty khởi nghiệp được thành lập. Một vài công ty, ví dụ như Tokopedia (Indonesia), đang phát triển mạnh còn một vài thì không. Đó là điều hiển nhiên và là lý do người ta gọi đây là kênh đầu tư mạo hiểm.

Nhưng những người trả tiền thuế sẽ không chấp nhận sự thất bại, và thực sự là như vậy. Những quốc gia giàu có như Singapore có thể kiên nhẫn đáp ứng tài chính cho việc nuôi dưỡng từ từ các doanh nghiệp địa phương, những chính phủ khác thường chọn cách đầu tư vào những doanh nghiệp đáp ứng những yêu cầu cơ bản: công trình công cộng tốt, quy tắc doanh nghiệp có thể dự đoán được và siêng năng nghiên cứu.

Đối với khu vực Đông Nam Á, điều quan trọng nhất có lẽ là việc cải thiện tốc độ truy cập internet. Tốc độ truy cập tại hầu hết các quốc gia trong khu vực đang thấp hơn tốc độ trung bình toàn cầu. Rất nhiều người dân hiện còn chưa được tiếp cận với internet. Đầu tư vào băng thông rộng có thể giúp các doanh nghiệp có bàn đạp thúc đẩy, mở rộng thương mại và kết nối nhân tài. Bên cạnh đó, sức sáng tạo cũng được thả xích. Trong những năm gần đây, nhiều sáng chế tài tình đã được đưa ra từ những nơi người dân được kết nối internet chứ không phải từ những nơi người dân có nhiều tiền.

Tốc độ truy cập internet tại các nước ĐNÁ so với tốc đô trung bình toàn cầu

Ngoài ra, việc đơn giản hóa các quy định cũng sẽ giúp đỡ các công ty khởi nghiệp. Thương mại điện tử tại khu vực Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng trưởng 32%/năm trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, hầu hết mọi người vẫn phải trả tiền cho những dịch vụ này thông qua phương pháp COD, trả trước, vv. Việc dung hòa các quy định của khu vực về thương mại điện tử có thể giúp các doanh nghiệp đưa ra các phương thức thanh toán sáng tạo và có thể áp dụng trên nhiều thị trường.

Bước cuối cùng, tuy nhàm chán nhưng quan trọng, là việc hỗ trợ các chương trình nghiên cứu cơ bản tại các trường đại học và các viện chính sách. Những nỗ lực đó sẽ tạo ra lợi ích được dùng để chia sẻ rộng rãi, qua đó thúc đẩy sự sáng tạo, nâng cao kỹ năng người lao động và thúc đẩy tăng trưởng. Tất cả những điều này đều rất quan trọng với các startup.

Những cải cách mọi ngày như vậy có thể không tạo ra Google ver 2 nhưng các starup cần hiểu rằng không có ma thuật nào có thể giúp bạn thành công ngay lập tức trừ việc cố gắng phát triển mỗi ngày. Có những thứ sẽ hiểu quả, có những thứ không, tất cả đều là một điều bí ẩn cho tới khi bạn khám phát ra. Bởi vậy, những động thái thận trọng sẽ đặt nền móng cho một thời đại kinh tế kỹ thuật số đang tới.

Lan Hương

Lược dịch theo Bloomberg

 

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *