Gemadept đồng hành cùng lĩnh vực cảng biển Việt Nam

30/01/2024

Người tạo 72

Chuyên mục:

Trong hành trình không ngừng của chuỗi cung ứng toàn cầu, vượt qua những khó khăn, thách thức của thế giới, khu vực và ngành, cùng với sự kiên định về định hướng, chủ động, linh hoạt và quyết liệt trong điều hành, Gemadept (MCK: GMD – sàn: HoSE) luôn không ngừng đổi mới, cải tiến, hiện thực hóa sứ mệnh đưa thế giới về Việt Nam và gắn kết Việt Nam trở thành một mắt xích trọng yếu trong chuỗi giá trị toàn cầu, với tiêu chuẩn toàn cầu.

Trong những năm qua, lĩnh vực cảng biển Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, Cảng biển Việt Nam đã trở thành cửa ngõ giao thương quan trọng của khu vực. Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm của khu vực Đông Nam Á, có bờ biển dài 3.260km, cảng biển đã và đang đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Quy mô cảng biển ngày càng được mở rộng, năng lực tiếp nhận hàng hóa tăng cao. Hàng hóa Việt Nam thông qua cảng biển được vận chuyển đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hiện nay, Gemadept đang quản lý và khai thác 7 cảng, nằm tại các vị trí kinh tế huyết mạch từ Bắc vào Nam tại Việt Nam, với tổng năng lực xếp dỡ container lên đến hơn 3.75 triệu TEUs/năm. Các cảng biển của Gemadept đều được chú trọng đầu tư xây dựng hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Với mô hình quản trị doanh nghiệp linh hoạt và chú trọng vào hiệu quả, trong những năm qua, Gemadept không ngừng cố gắng vượt qua những biến động khôn lường của thị trường, mà còn lập nên mốc son mới trong ngành khai thác cảng biển Việt Nam. Tiêu biểu là sự kiện Cảng nước sâu Gemalink tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, đã được chọn là một trong những điểm dừng chân của siêu tàu container lớn nhất thế giới OOCL Spain với sức chở 24.188 TEU trên hành trình đầu tiên nối liền Á- Âu, cũng như loạt tàu cùng kích cỡ của hãng vận tải này tiếp sau đó.

Tàu OOCL Spain có trọng tải lớn nhất thế giới (232.000 DWT) cập Cảng nước sâu Gemalink, cụm cảng Cái Mép Thị Vải, Bà Rịa – Vũng Tàu.

Vào ngày 24/5/2023, Cụm Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 2 tại Hải Phòng đã được Gemadept chính thức đưa vào khai thác, nâng diện tích cả 2 giai đoạn lên 42ha, cùng với 880m cầu bến và công suất 1,2 triệu TEUs/năm. Đây là một trong những dự án trọng điểm của Gemadept nhằm phát triển Nam Đình Vũ trở thành cảng sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Sau khi giai đoạn 3 được hoàn thiện, Cụm cảng Nam Đình Vũ sẽ trở thành cảng sông lớn nhất và quy mô nhất tại khu vực miền Bắc, có thể đón được các tàu feeder, tàu nội Á lớn nhất khu vực cảng sông.

Cảng Nam Đình Vũ giai đoạn 1&2 có thể tiếp nhận 4-5 tàu feeder cùng lúc

Bên cạnh đó, Gemadept đã và đang đồng hành cùng Bộ Giao Thông, Cục Hàng Hải trong việc xã hội hóa phát triển hạ tầng luồng lạch hàng hải, nạo vét kênh Hà Nam đến độ sâu cho tàu 48.000 DWT, sẽ làm lợi cho nhiều cảng, nhiều tàu ra vào tại khu vực Hải phòng.

Không chỉ chú trọng đầu tư hạ tầng, Gemadept cũng chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động khai thác cảng. Việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã giúp Gemadept nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu sai sót, tiết kiệm chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Về cảng biển, với sự tiên phong của Gemadept trong ứng dụng cảng thông minh SmartPort trên hệ thống cảng của Công ty, Smartport đáp ứng tối đa các tính năng của một Cảng điện tử. Bằng khả năng tổng hợp và phân tích dữ liệu của SmartPort cùng hệ thống cơ sở vật chất hiện đại có khả năng tự động hóa cao, hệ sinh thái Gemadept đang cung cấp cho thị trường logistics tại Việt Nam những dịch vụ ngày càng nhanh, chính xác và tiết kiệm tối đa chi phí, góp phần xanh hóa chuỗi cung ứng Việt.

Tiếp nối những thành công của dự án Cảng thông minh SmartPort, Gemadept cùng với đối tác CEH - VSL đã chính thức cho ra mắt ứng dụng SmartGate, được phát triển dựa trên kết quả nghiên cứu và ý kiến đóng góp của khách hàng. SmartGate không chỉ tự động hóa các thủ tục giao nhận - khai thác tại cảng, mà còn kết nối các bên liên quan trong chuỗi cung ứng logistics, bao gồm cảng, hãng tàu, ICD/Depot, doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và lái xe. Điều này giúp tối ưu hóa hoạt động vận tải container, kết hợp các nhu cầu vận chuyển hàng hóa, thúc đẩy trao đổi đơn hàng trên môi trường số, giảm thiểu lãng phí và chi phí logistics.

Với tiêu chuẩn bền vững quốc tế ngày càng cao, yếu tố “xanh” trở thành yêu cầu bắt buộc đối với hàng hóa xuất đi Mỹ, Châu Âu,… Đồng hành với quá trình “xanh” hóa cảng biển, Gemadept tích cực phát động và tham gia các hoạt động vì môi trường và xã hội. Tiêu biển là dự án trồng bù rừng “Seed for Sea” được triển khai bởi Cảng nước sâu Gemalink cùng các đối tác trồng thí điểm hàng trăm héc-ta rừng ngập mặn trên khắp đất nước, giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính, đồng thời bảo vệ đa dạng sinh học, cải thiện hệ sinh thái cũng như đem đế cho người dân địa phương nhiều lợi ích về kinh tế, du lịch, khai thác nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản,…

Gemadept đồng hành “xanh” hóa cảng biển cùng dự án trồng rừng Seed for Sea

Trước những thách thức của thị trường, Gemadept đã nỗ lực vượt qua bằng năng lực và giải pháp linh hoạt, cùng với sự đồng lòng của các khách hàng và đối tác. Gemadept tiếp tục đầu tư, mở rộng hoạt động để phát triển hệ sinh thái Cảng - logistics ngày càng mạnh mẽ về cả quy mô và năng lực, đồng thời thông minh hơn và xanh hơn. Điều này nhằm mang lại giá trị vượt trội cho khách hàng và đối tác, góp phần phụng sự đất nước, duy trì đà tăng trưởng và đón đầu các vận hội trong tương lai.

Gemadept

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *