Cụ thể, xuất khẩu tháng 4 tăng 16% so với cùng năm ngoái, trong khi tháng 3 theo báo cáo lại là tăng 14,3% (báo cáo ban đầu là tăng 8%).
Trong đó, xuất khẩu của khu vực FDI tăng mạnh 21,5% so với mức 13,1% của tháng trước đó, trong khi khu vực trong nước tăng 3,7%, thấp hơn nhiều so với mức 17,2% hồi tháng 3.
Đặc biệt, xuất khẩu mặt hàng điện thoại và phụ tùng thay thế - mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam đã hồi phục với mức tăng trưởng đáng kinh ngạc là 17,5% sau khi đã giảm 13,3% trong tháng trước. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu quan trọng khác, như hàng dệt may và giày dép, đã chậm lại trong tháng 4.
Trong khi đó, tăng trưởng nhập khẩu chậm lại nhưng vẫn duy trì ở mức 23,8% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm ngoái, giúp thu hẹp con số thâm hụt thương mại.
"Như chúng tôi đã dự kiến, các lô hàng xuất khẩu điện thoại và phụ tùng đã phục hồi đáng kể sau khi sụt giảm trong tháng 3. Hơn nữa, chúng tôi cho rằng, việc giới thiệu sản phẩm mới và nhu cầu toàn cầu đang dần phục hồi - được phản ánh trong sự gia tăng bền vững của các đơn đặt hàng nước ngoài trong khảo sát chỉ số PMI, sẽ làm cho xuất khẩu tăng mạnh trong các quý tiếp theo", HSBC nhận định.
Theo HSBC, ngành sản xuất đang tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã ổn định và tính đến tháng 4/2017, nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam đạt khoảng 4,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với năm trước.
FDI không chỉ giúp hình thành trữ lượng đệm giá ngoại hối, mà còn giúp đưa nền kinh tế đi theo hướng sản xuất các mặt hàng bổ sung giá trị cao hơn.
"Chúng tôi cho rằng, sự ổn định kinh tế vĩ mô hiện tại sẽ giúp duy trì dòng vốn FDI ổn định trong tương lai", HSBC nhận định.
Khía cạnh khác của nền kinh tế, lạm phát đang dần nới lỏng. Mặc dù giá năng lượng cao hơn và chi phí chăm sóc sức khoẻ và giáo dục tăng thêm, lạm phát giá lương thực thực phẩm vẫn giữ nguyên đang tiếp tục kiểm soát lạm phát giá chung.
Lạm phát vẫn trong tầm kiểm soát
Báo cáo mới nhất của HSBC cũng đánh giá, kết quả hoạt động kinh tế của Việt Nam vẫn tiếp tục thể hiện rất tốt so với các nước khác.
Cụ thể, dù chỉ số PMI toàn phần giảm nhẹ so với tháng 3 (mức 54,1 điểm so với 54,6 điểm của tháng 3), cũng như sản lượng và đơn đặt hàng mới đã tăng chậm lại, nhưng như đã đề cập ở trên, đơn hàng xuất khẩu mới tăng trưởng mạnh nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu được thực hiện.
Đơn hàng được cải thiện dẫn đến công ăn việc làm cao hơn, trong khi lượng công việc tồn đọng chưa được thực hiện đã giảm nhẹ.
HSBC cho biết, nhìn chung, các doanh nghiệp đều tự tin rằng, họ có thể đảm bảo thực hiện đơn hàng mới tăng trong thời gian sắp tới.
Nhu cầu nước ngoài tăng mạnh giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Nhu cầu đầu vào cao hơn đã khiến các nhà cung cấp tăng giá trong tháng 4 và làm chi phí đầu vào một lần nữa tăng thêm. Tuy nhiên, lạm phát chi phí đầu vào đã hạ nhiệt xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, trong khi chi phí đầu ra (tăng giá đầu ra) tăng chậm nhất trong 6 tháng qua.
Chỉ số lạm phát của tháng 4 đã hạ nhiệt một chút chỉ còn ở mức 4,3% so với mức 4,6% của tháng trước. Hơn một nửa mức tăng đó (2,9 điểm phần trăm) là do tăng viện phí và học phí theo lộ trìnhcủa Chính phủ.
Dù giá dầu thô tăng trong tháng 4, nhưng chi phí vận tải đã giảm xuống mức 11,1% so với năm ngoái. Trong khi đó, lạm phát cơ bản đã giảm xuống còn 1,5% (so với mức 1,6% trước đây).
Nói chung, theo HSBC, lạm phát giá cả thực phẩm đang hạ nhiệt tiếp tục duy trì mức lạm phát nói chung ở mức kiểm soát.
Vân Linh
Theo Đầu tư chứng khoán
Bình Luận (0)