Nhiều ngành sản xuất công nghiệp tăng trưởng khá

05/01/2018

Người tạo 0

Chuyên mục:

Bộ Tài chính đề xuất, từ ngày 1/1/2019, tăng thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ 10% lên 11%; từ ngày 1/1/2020, mức thuế này sẽ tăng từ 11% lên 12%.

Đây là nội dung trong Dự thảo tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT vừa được Bộ Tài chính công bố.

Tại tờ trình, lãnh đạo Bộ Tài chính đã nêu phương án tăng thuế với lộ trình được kéo giãn. Cụ thể, Khoản 3 Điều 8 Luật thuế GTGT hiện hành quy định mức thuế suất thông thường là 10%. Bộ Tài chính đề xuất, từ ngày 1/1/2019, tăng thuế GTGT từ 10% lên 11%; từ ngày 1/1/2020, mức thuế này sẽ tăng từ 11% lên 12%.

Lý luận cho đề xuất này, văn bản của ngành tài chính nêu: qua tham khảo kinh nghiệm quốc tế, Bộ Tài chính nhận thấy trong bối cảnh nợ công tăng cao tại các quốc gia kể cả các nước đã phát triển, các quốc gia có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách Nhà nước theo hướng tăng cường nguồn thu từ thuế gián thu. 

Bộ Tài chính cũng cho rằng, xu thế tăng thuế suất GTGT diễn ra phổ biến, từ năm 2009 - 2016, các nước đều tăng thuế suất phổ thông. 

Cụ thể: thuế suất trung bình tại các nước EU năm 2000 là 19%, đến năm 2014 mức thuế suất trung bình xấp xỉ 21,5%; các nước OECD cũng có xu hướng tăng thuế suất thuế GTGT từ mức trung bình 18% năm 2000 lên khoảng 19% năm 2014 và hơn 19% vào năm 2016.

Các nước châu Á cũng có xu hướng cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng tăng tỷ trọng thuế tiêu dùng trong tổng thu ngân sách từ việc tăng thuế suất thuế GTGT, như Philippines, Ấn Độ, Nhật Bản…

Ngành tài chính cũng đưa ra thống kê của Ngân hàng Thế giới về một số nơi có mức thu nhập bình quân đầu người tương đương hoặc thấp hơn Việt Nam có mức thuế suất cao hơn 10% như Philippines (12%), Pakistan (17%), Sri Lanka và Bangladesh (15%), Nepal (13%).

"Một số nước trong khu vực có thuế suất thuế GTGT thấp hơn Việt Nam nhưng tỷ lệ thu của các sắc thuế tiêu dùng, bao gồm cả thuế GTGT trong tổng thu ngân sách nhà nước thì lại cao hơn. Cụ thể: tỷ trọng của thuế hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam năm 2016 chiếm khoảng 47,5% tổng thu ngân sách nhà nước, mức tỷ lệ này thấp hơn Thái Lan (53,9%), Lào (55,9%), Campuchia (55,5%), và nhỉnh hơn Philippines (45,6%)", văn bản của Bộ Tài chính nêu rõ.

Bộ Tài chính cũng cho biết thêm, theo Chiến lược Cải cách thuế giai đoạn 2011 - 2020 thì thuế GTGT được: “Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế GTGT; giảm bớt nhóm hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất (không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu)”.

Do đó, "thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 25/2016/QH14 của Quốc hội và Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phù hợp với thông lệ và xu hướng cải cách thuế GTGT quốc tế, đề nghị tăng mức thuế suất 10% theo lộ trình như sau: từ ngày 01/01/2019 tăng từ 10% lên 11%; từ ngày 01/01/2020 tăng từ mức 11% lên mức 12%", Bộ Tài chính nhấn mạnh.

Được biết, đề xuất tăng mức thuế GTGT cũng là nội dung được Bộ Tài chính công bố lấy ý kiến hồi tháng 8/2017. Trong văn bản này, lãnh đạo ngành Tài chính đề nghị cân nhắc phương án tăng thuế GTGT từ 10% lên 12% kể từ ngày 1/1/2019.

Bảo Duy

Vietnam Finance

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *