OPEC đã chết, người đứng đầu Rosneft, Igor Sechin, đã nói với Reuters như vậy. Đối với những ai vẫn đang quan tâm và theo dõi những diễn biến trên thị trường năng lượng thì những gì Igor Sechins kì vọng là khá có lý; người đứng đầu của tập đoàn dầu mỏ lớn nhất nước Nga đang chờ đợi và chào đón một thời đại mà thị trường dầu mỏ sẽ được điều khiển bởi "tài chính, công nghệ và quy định".
Nga và OPEC là những đối thủ từ lâu đời, mặc dù giữa họ đã có tinh thần hợp tác, đặc biệt là sau sự ra đời của đá phiến sét tại Hoa Kỳ, khi cả hai bắt đầu bơm nhiều dầu thô hơn để giữ vững thị phần của mình.
Vào đầu năm nay Nga đã cố gắng đàm phán để đóng băng mức sản xuất dầu với OPEC, và trong khi một số thành viên nhỏ của OPEC sẵn sàng ký ngay thỏa thuận này. Lãnh đạo của tổ chức, Ả Rập Saudi, đưa ra đề xuất yêu cầu Iran cũng tham gia việc đóng băng mức sản xuất dầu..
Điều này gây ra sự lung túng cho Nga. Trong email của mình gửi tới Reuters, ông Sechin nhấn mạnh là Rosneft luôn luôn chống lại động thái này với đầy đủ những lý do hợp lí và một thái độ hoài nghi..
Ả Rập Saudi đã khoe khoang nhiều lần rằng nước này có thể chờ tới khi giá dầu giảm.. Tất nhiên, sự thành công của chiến lược này sẽ phụ thuộc vào thời gian kéo dài của cuộc suy thoái, nhưng dù sao thì Ả Rập Saudi vẫn có túi tiền sâu hơn Nga. Quốc gia này cũng có một chương trình phát triển kinh tế mới có liên quan đến sự chuyển hướng từ dầu.
Ả Rập Saudi đã tuyên bố thẳng thừng rằng quốc gia này sẽ luôn giành sự ưu tiên về năng lượng cho OPEC. Đất nước này đã nhiều lần sử dụng ảnh hưởng của nó với tư cách là nhà sản xuất lớn nhất trong tổ chức áp đặt các chính sách năng lượng lên nhà sản xuất nhỏ hơn, điều đã gây ra những tác hại sau này. Và những chính sách này, có thể được tóm tắt thành "bơm nhiều dầu hết mức có thể, đừng để các máy bơm được xả hơi" đã không dẫn đến một chiến thắng rõ ràng. Những chính sách đó đã không kéo được giá dầu tăng mạnh như kì vọng khi các nhà sản xuất dầu đá phiến đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy vậy, các công ty đá phiến ở Hoa Kỳ mặc dù đứng trước sự sụt giảm về giá dầu đã kéo dài sức chịu đựng lâu hơn so với dự kiến.
Ả Rập Saudi biết rằng OPEC đã không còn hoạt động hiểu quả. Tổ chức này dường như đã đạt tới những mốc cuối cùng trong khoảng thời gian tồn tại hàng chục năm của mình. Hôm thứ ba vừa qua, giám đốc điều hành của Aramco cho biết công ty có kế hoạch tăng sản lượng khí đốt của mình gấp đôi trong vòng 10 năm tới. Aramco đang đánh cược vào khí đốt, và với một lý do hợp lý: đó là hydrocarbon sạch hơn, và nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu phục hồi và mở rộng nhanh chóng, vì vậy nhu cầu khí đốt được thiết lập là nền tảng cho sự tăng trưởng ổn định, theo báo cáo trung hạn mới nhất về thị trường gas của Cơ quan năng lượng Quốc tế.
Theo những ưu tiên được đặt ra theo tầm nhìn tới năm 2030, việc Ả Rập Saudi không còn cầu tới OPEC đã trở nên khá rõ ràng. Đất nước này đang cố theo khỏi cái bóng của chính nó khi nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ. Nếu không có Ả Rập Saudi, trong đó một mình đất nước này sản xuất 10,27 triệu thùng dầu (tính đến tháng tư), phần còn lại của OPEC có thể sẽ đi theo con đường riêng của họ.
Mặc dù ông Sechin đã không hoàn toàn thể hiện sư lo lắng nhưng điều đó không phải là tin tốt cho Rosneft và Nga. Nếu Ả Rập Saudi nắm được các bí quyết làm thế nào để phát triển nguồn dự trữ khí đốt, quốc gia Trung Đông này có thể trở thành một đối thủ sừng sỏ của Nga, cũng như là đối trọng tầm cỡ với Iran. Có thể là khí tự nhiên sẽ vượt qua dầu thô về nhu cầu trong tương lai. Có lẽ một tổ chức mang tên OGEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt) sẽ thay thế OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ)?
Mặc dù vậy thì OPEC vẫn đưa ra những kế hoạch nhằm tăng sản lượng dầu. Rõ ràng, không có gì chắc chắn sẽ xảy ra ngoài thực tế rõ ràng rằng OPEC sẽ không bao giờ có thể trở lại thời kì vinh quang trước đây của nó một lần nữa.
Thu Thủy
Lược dịch theo Business Insider
Vietnam Report
Bình Luận (0)