Bloomberg đã cho rằng, sau khi công ty niêm yết lớn nhất của Việt Nam loại bỏ giới hạn về sở hữu nước ngoài, các nhà phân tích nói rằng các công ty khác sẽ cần phải làm theo trước khi thị trường chứng khoán của Việt Nam thực sự mở ra.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam tuần trước công bố kế hoạch loại bỏ 49% vốn sở hữu nước ngoài đối với cổ phần của nó. Các nhà đầu tư quốc tế từ lâu đã lên kế hoạch để mua thêm cổ phiếu so với những gì có trong tay để tiến hành khai thác một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới. Chỉ số chứng khoán của Việt Nam, một trong quốc gia có sư phát triển tốt nhất ở châu Á vào năm 2016, tuần trước đã chạm mức cao nhất kể từ tháng Bảy.
"Chúng ta gần đi tới bước ngoặt của thị trường, nhưng chúng ta vẫn chưa thực sư chạm tới điểm đó," ông Marc Djandji, người đứng đầu đội ngũ bán hàng ở công ty Chứng khoán RongViet nói. "Câu hỏi đặt ra bây giờ là khi nào điều xảy ra. Có những nhà đầu tư nước ngoài ra ở đó, nhưng họ không thể mua một số cổ phiếu do các giới hạn được đặt ra trừ trước. Chúng ta cần phải nhìn thấy các công ty lớn khác đi theo đúng hướng, làm những điều tương tự. "
Mở rộng quyền sở hữu cổ phiếu cho các quỹ toàn cầu là chìa khóa để giúp đất nước mở rộng thị trường chứng khoán (thị trường Việt Nam được đánh giá có kích cỡ chỉ bằng khoảng một phần tư so với của Philippines). Động thái này được đưa ra khi chính phủ đang cố gắng nâng cấp, đưa Việt Nam trở thành một thị trường mới nổi. Theo một bảng xếp hạng, trong đó sẽ tăng giới hạn sở hữu cổ phiếu của nhà đầu tư ở thị trường Việt nam, đòi hỏi phải có một sự cởi mở dành cho các nhà đầu tư và các dòng vốn nước ngoài, cũng như đối với mức độ tối thiểu của thanh khoản và giá trị thị trường, theo MSCI Inc. (chỉ số phân loại các bảng xếp hạng của chứng khoán toàn cầu).
Chính phủ Việt Nam đang tìm kiếm các nguồn vốn đầu tư nước ngoài để giúp đất nước đạt được mục tiêu tăng trưởng năm nay là 6,7%. Nền kinh tế đã tăng trưởng 5,46% trong quý đầu tiên, so với 7,01% trong quý cuối cùng của năm 2015 như lợi nhuận thu từ sản xuất dầu mỏ và nông nghiệp giảm. Các quỹ nước ngoài đã bán ròng 109,3 triệu USD từ cổ phiếu Việt trong năm nay, sau khi mua ròng 10 năm liên tiếp tới năm 2015.
Cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói với cơ quan lập pháp vào tháng mười năm ngoái rằng "cải cách kinh tế còn chậm. "Trong tháng Ba, giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde cho biết Việt Nam đứng trước nguy cơ dễ bị tổn thương trước những cú sốc bên ngoài nếu đất nước không thúc đẩy cải cách để củng cố hệ thống ngân hàng và tái cơ cấu các doanh nghiệp.
Các công ty đã hành động khá chậm khi chính phủ vào tháng Sáu năm ngoái ban hành một nghị định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tăng số cổ phần trong các ngành công nghiệp nhất định đến 100% từ 49%. Các kế hoạch cải cách về sở hữu đã được đề xuất lần đầu vào năm 2013.
Không bắt buộc
"Nếu những thay đổi được giải thích rõ ràng hơn trong tháng Chín năm ngoái và các công ty được khuyến khích để tăng hoặc loại bỏ giới hạn, chỉ số VN-Index trong 9 tháng vừa qua đã vượt qua mốc 750 điểm", theo Kevin Snowball, giám đốc điều hành của quỹ quản lý tài sản PXP Việt Nam, người gọi bước đi của Vinamilk là điều quan trọng nhất với sự phát triển của thị trường trong gần 10 năm.
Một số công ty có sứ thiếu hiểu biết với những gì đang xả ra trên thị trường và không có được sự tính toán cho những bước đi tiếp theo", Snowball nói. "Không có bất cứ ai bị buộc phải bán cổ phần của mình cho người nước ngoài chỉ vì người nước ngoài được phép mua chúng."
Đối với Vinamilk, kế hoạch sẽ cho thấy một sự đột biến trong nhu cầu đối với cổ phiếu của nó, điều sẽ giúp tăng điểm cho chỉ số chứng khoán quốc gia, Snowball nói. Chỉ số của Vinamilk, một phần thuộc sở hữu của chính phủ, chạm mức cao kỷ lục trong tuần trước. Cổ phiếu của công ty này đã tăng 14$trong năm nay.
Triển vọng thị trường
"Nếu chúng tôi đúng về tác động của Vinamilk tới thị trường, thì chỉ số VN-index có thể tiến tới mốc 800 điểm chỉ trong năm nay", ông nói.
Đó sẽ là mốc điểm cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Chỉ số VN Index, mặc dù đầu năm nay đã chạm tới mốc khá thấp thì kể từ đó đã tăng 17% bắt đầu từ 21 tháng 1, giao dịch ở mức cao nhất liên quan đến chỉ số MSCI All Country World Index kể từ năm 2011.
Giám đốc đầu tư Andy Ho của VinaCapital Group dự đoán các khoản đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu địa phương và tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ bắt đầu được tiến hành sau động thái của Vinamilk.
"Đây là các doanh nghiệp nhà nước quan trọng đầu tiên loại bỏ hoàn toàn giới hạn sở hữu nước ngoài, và chúng tôi tin rằng đây có thể là sự khởi đầu tích cực trong việc mở rộng quyền sở hữu nước ngoài và tư nhân nói chung," ông nói.
Nhà cung cấp chỉ số MSCI vào ngày 14 tháng 6 sẽ công bố kết quả xem xét phân loại thị trường năm 2016, kết quả này có thể giới thiệu những thay đổi sâu rộng ở các thị trường mới nổi và thị trường bên ngoài.
Quyết định đó có thể là quá sớm nếu xem xét dựa trên sự tiến bộ của chính phủ trong nỗ lực mở cửa thị trường. Djandji tới từ RongViet cho biết nhiều công ty cần phải làm theo Vinamilk trong việc nâng giới hạn sở hữu nước ngoài.
"Ý tưởng của chính phủ là đất nước sang trạng thái của một nền kinh tế mới nổi", ông nói. "Vì vậy, nếu chỉ Vinamilk đặt ra giới hạn, nó sẽ không đủ."
Nguyễn Anh
Lược dịch theo Bloomberg
Vietnam Report
Bình Luận (0)