Tại sao các thương vụ M&A của các ngân hàng Châu Á không đạt được hiệu quả?

01/07/2016

Người tạo 0

Chuyên mục:

So với châu Âu và Hoa Kỳ, Châu Á nổi lên từ suy thoái toàn cầu như một kẻ chiến thắng, với nền kinh tế tiếp tục công bố tốc độ tăng cao và các ngân hàng ít bị thiệt hại từ cuộc khủng hoảng tín dụng. Tuy nhiên, tại sao các ngân hàng châu Á tạo ra ít giá trị với các thương vụ mua lại hơn các nhà đầu tư phi ngân hàng?

Khi nói đến M&A, những thương vụ mua lại bởi ngân hàng khu vực kém hơn đáng kể những thương vụ bởi những chủ đầu tư - một nhóm bao gồm các công ty cổ phần tư nhân, có chủ quyền, giàu kinh phí - thậm chí trong một thị trường đang phát triển nhanh chóng.
Đó là một trong những kết quả phân tích của McKinsey về lĩnh vực tài chính M&A ở Châu Á. Nghiên cứu cho thấy các thương vụ mua lại đươc thực hiện bởi các chủ đầu tư tạo ra suất sinh lợi nội bộ trung bình hằng năm (IRR) 22 %, so với -7 % với các nhà đầu tư chiến lược. Phát hiện này cũng đúng đối với những thương vụ quy mô tương tự, qua thời gian và giữa các quốc gia châu Á - trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.
 

Tại sao lại có một khoảng cách như vậy? Bởi một điều, các chủ đầu tư đã nhạy bén hơn trong việc chọn đúng khu vực. Một khía cạnh khác, các ngân hàng châu Á có vẻ không tận dụng được nhiều lợi thế có thể vào những ngành công nghiệp của mình; các nhà chủ đầu tư nhận được nhiều lợi ích hơn từ cách tiếp cận linh hoạt để sở hữu. Kết quả, họ dường như làm tốt hơn trong việc đánh đổi quyền sở hữu để xây dựng thu nhập và tạo ra giá trị.
 

  • Các chủ đầu tư đã làm tốt công việc chọn khu vực. Mặc dù mức độ rủi ro cao hơn gắn với các cơ hội tại các thị trường mới nổi, các nhà đầu tư này đã hoàn thành giao dịch ở châu Á, như Trung Quốc, Ấn Độ, và Indonesia. Các giao dịch tạo ra lợi nhuận cao hơn đáng kể so với những thị trường phát triển hơn, chẳng hạn như Nhật Bản và Đài Loan. Ngược lại, các nhà đầu tư chiến lược, các tổ chức tài chính – kết thúc thương vụ ở những thị trường phát triển lợi nhuận thấp. Trong khi các chủ đầu tư vượt trội so với các nhà đầu tư chiến lược ở khắp mọi nơi, sự khác biệt về đặt trọng tâm khu vực đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra khoảng cách về hiệu suất.
     

Hình 1 

Giao dịch chiến lược của các tổ chức tài chính châu Á mang lại lợi nhuận thấp hơn so với những giao dịch của nhà đầu tư có nguyên tắc
 

  • Khi giao dịch hoàn tất, những nhà đầu tư chiến lược nhận ra họ đạt được ít lợi thế hơn từ các chuyên gia ngành công nghiệp so với các chủ đầu tư với cách tiếp cận chủ động sở hữu. Trong những quốc gia phát triển ở châu Á, đến 46% giá trị trong vụ mua lại của các chủ đầu tư đến từ việc cải thiện thu nhập của các công ty mà họ đầu tư vào. Ngược lại, hiệu suất các khoản thu nhập của những nhà đầu tư chiến lược giảm, suất sinh lợi nội bộ IRR của họ ở thị trường phát triển châu Á là -31 % . Trong số những thương vụ tại các thị trường mới nổi của châu Á, cả hai loại nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận tương đương từ việc nâng cao thu nhập.

 

Hình 2

Đến 46% giá trị trong vụ mua lại của các chủ đầu tư đến từ việc cải thiện thu nhập của các công ty mà họ đầu tư vào.

  • Trong các giao dịch nơi các chủ đầu tư có chiến lược kiểm soát, họ sử dụng nó tốt hơn để tạo ra giá trị, với trung bình IRR 23%, so với 2% của những nhà đầu tư chiến lược. Chắc chắn, ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, và Việt Nam, quy định hạn chế gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn giành quyền kiểm soát tổ chức tài chính. Những thương vụ không có cổ phần kiểm soát sẽ có thể rủi ro hơn, nhưng chúng có thể có ý nghĩa nếu việc đánh giá chung lại sự đa dạng thị trường là đáng mong đợi (như ở Trung Quốc và Ấn Độ), hoặc nếu người thâu tóm có thể tìm cách gây ảnh hưởng, chẳng hạn như kiểm soát ghế hội đồng quản trị, ảnh hưởng đến sự thay đổi trong quản lý, mang đến những chuyên gia để cải thiện hoạt động kinh doanh.

 

Hình 3
 

Các chủ đầu tư đã có thể kiểm soát cổ phần của họ để sử dụng tốt hơn so với các tổ chức tài chính.


Lược dịch MAF.vn

Theo Mc Kinsey 

 

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *