Tầm quan trọng của mục đích và sứ mệnh

27/04/2018

Người tạo 0

Chuyên mục:

Trong một số tổ chức, có một sự lo lắng thường trực - hay bị nhầm lẫn với động lực - và với một số người, đó là sự bình tĩnh. Sự khác biệt này có thể do một số nguyên nhân. Điều quan trọng hơn bao giờ hết là các tổ chức lớn thường thiếu một số quyết định về hệ thống chính sách cơ bản, điều nên được suy nghĩ và thực hiện trong thời gian hợp lý.

Những điều quan trọng nhất là các quyết định về mục đích cơ bản của một tổ chức và những gì có thể được gọi là sứ mệnh. Trong thời đại "Chuyển đổi lớn" mà chúng ta hiện đang trải qua, các quyết định cơ bản như vậy đặc biệt quan trọng. Để các tổ chức hoạt động, cả hai vấn đề này phải được quan tâm nhiều hơn chứ không chỉ là các khẩu hiệu truyền thông mà chúng ta thường nhầm lẫn.

Độc giả có thể tìm đọc thêm về chủ đề này trong cuốn sách "Cách các tổ chức tự quản lý: Chính sách và quản trị doanh nghiệp".

Tầm quan trọng của mục đích và sứ mệnh

Mục đích và sứ mệnh của công ty là gì? Để xác định mục đích và sứ mệnh của công ty, mục đích chính của tổ chức được lựa chọn từ các mục đích cơ bản, và một lộ trình hợp lý được lựa chọn từ các hướng đi khả thi nằm trong nguyên tắc.

Có nhiều cách có thể dẫn đến thất bại, nhưng chỉ có một vài cách đúng đắn để đạt được thành công - cả về tính hiệu quả và hiệu suất. Điều này đặc biệt đúng đối với các hệ thống phức hợp.

Do đó, hai quyết định này thường liên quan đến những quy định phức tạp ở mức cao nhất và kiểm soát tổng thể với phạm vi và hiệu quả lớn nhất. Một ví dụ điển hình có thể xem xét là quyết định cân nhắc mục đích chính của công ty là tạo dựng giá trị cho cổ đông hay tạo ra giá trị cho khách hàng. Nhiều người tin rằng nếu làm cả hai điều đó cùng một lúc là điều sai lầm. Ý tưởng làm hài lòng khách hàng sẽ giúp gia tăng giá trị cho công ty không phải là một điều thực tế vì khách hàng không phải là các bên liên quan.

Rất khó để đạt được các hiệu ứng kiểm soát tổng thể của mục đích và sứ mệnh. Mục đích và sứ mạnh là cách duy nhất để đạt được những điều sau đây giống như một điểm Archimedean tương đối:

  • Tích hợp các biến động, lợi ích ngắn hạn, xung đột, tuyên bố, mục tiêu và mong muốn và sự liên kết với mục tiêu của công ty.
  • Đánh giá sự liên quan, sự rõ ràng và cân nhắc những lời chỉ trích hướng vào tổ chức, ví dụ, từ các lĩnh vực chính trị và truyền thông, các tổ chức công đoàn hoặc hiệp hội người tiêu dùng.
  • Ước tính tầm quan trọng của những thay đổi môi trường.
  • Phát triển và tạo dựng bản sắc, tinh thần đồng đội, gắn kết, tự hào và tự tôn.
  • Bắt đầu từ các phương thức kiểm soát hỗ trợ hợp lý dưới dạng các mục tiêu và các tiêu chuẩn hiệu suất.
  • Cuối cùng, hiệu suất và đánh giá hiệu suất của tổ chức nói chung và các đơn vị sản xuất nói riêng kết quả hoạt động.

Các hiệu ứng kiểm soát rất rõ ràng: Hiệu ứng điều chỉnh từ đầu đến trung tâm và vào các mao mạch của tổ chức, thông qua các điều khiển thông thường.

Mặc dù việc tạo dựng cảm hứng sẽ cần rất nhiều nỗ lực, tính phức tạp của các quyết định cần thiết, phạm vi của chúng và phạm vi ảnh hưởng, các vấn đề liên quan... được tính đến là rất lớn. Tuy nhiên, một khi người quản lý biết điều gì là quan trọng, sẽ có một sức mạnh định hướng an toàn được tạo ra.

Mục đích và sứ mệnh của công ty có quyền lực điều tiết không thể đánh giá được như các biện pháp kiểm soát. Chúng là một phần cơ bản của sự tự tổ chức vì chúng có thể tạo ra tác động tới cả ranh giới ngoại vi của tổ chức. Nói một cách tương đối, chúng hoạt động như những người theo Thánh Benedict, vì họ đã chứng kiến tất cả những thay đổi, bối rối và khủng hoảng. Các tổ chức không phải là các cộng đồng tu viện, vì họ có các chức năng khác nhau, vì vậy không nên lạm dụng sự so sánh. Tuy nhiên, các nhà sư cung cấp một ý tưởng về sự hiệu quả của các biện pháp kiểm soát chính được thiết kế hợp lý.

Sắp xếp, thời gian, bình tĩnh

Thông thường sẽ có hai phong cách của nhà quản lý, một người luôn bận rộn và cố gắng kiểm soát tất cả mọi thứ, một người luôn bình tĩnh vượt qua mọi thử thách. Một bên là cố gắng kiểm soát và một bên là kiểm soát được tình hình. Tính phức tạp, nhiệm vụ và yêu cầu là như nhau trong cả hai trường hợp; nhưng điều khác biệt là cách chúng được xử lý.

Đó hoàn toàn là lựa chọn của các nhà quản lý hàng đầu để thuộc về một trong hai nhóm trên. Chỉ có họ mới có thể thay đổi hệ thống - nếu họ không thích nó - bằng cách áp dụng đúng hệ thống hoặc chính sách của công ty, do đó thiết lập các quy tắc cơ bản cho phép hệ thống hoạt động theo cách tương thích phức tạp.

Người quản lý hiệu quả không đưa ra nhiều quyết định; thay vào đó, họ giải quyết vấn đề bằng cách thiết lập các chính sách thông qua một số quyết định cơ bản. Quản lý cấp cao không chỉ là vận hành. Mọi người đều biết điều đó, nhưng không phải ai cũng có thể dũng cảm chuyển sang lựa chọn giải pháp khác biệt. Sự phức tạp càng lớn, điều này càng quan trọng, bởi vì cách vận hành chỉ cung cấp cách tiếp cận nghèo nần nhất để quản lý một hệ thống phức tạp.

Quản lý cấp cao chính là thiết lập kiểm soát chính bằng nhiều cách thức. Kết quả là một trật tự "kết nối hệ thống nội bộ với nhau" và cung cấp sự gắn kết và liên kết xuyên suốt. Trong phạm vi cho phép, người quản lý có thể ngồi lại quan sát và so sánh hệ thống tổ chức và điều chỉnh chính nó so với kế hoạch ban đầu. Sẽ có sự ổn định trên các cấp quản lý cao nhất, và những người quản lý hàng đầu trong các tổ chức như vậy sẽ có thời gian - mà họ sử dụng để quan sát thay vì hành động. Họ theo dõi hệ thống từ một khoảng cách nhất định và liên tục. Họ tự đặt ra ba nhiệm vụ quan trọng:

  • Điều chỉnh chính sách của công ty bất cứ khi nào cần thiết, thường không tạo ra quá nhiều thay đổi và ảnh hưởng.
  • Áp dụng điều chỉnh cho toàn bộ hệ thống.
  • Xử lý các vấn đề ảnh hưởng đến toàn công ty; đây là những vấn đề và cơ hội không lường trước, và chúng sẽ được giải quyết từ các cấp quản lý cao nhất, bởi vì chúng rất quan trọng và không phù hợp với bất kỳ phòng ban nào khác tại thời điểm đó.

Nhà quản lý nào sẽ chịu trách nhiệm cho chính sách của công ty và hệ thống? Họ là những người đứng đầu tổ chức, dù họ là ai và họ ở đâu: chủ doanh nghiệp, quản lý cấp cao, hiệu trưởng, bộ trưởng hay hội đồng quản trị, quản lý dịch vụ công, quản lý rạp chiếu phim, giám đốc nghệ thuật, nhà chính trị văn hóa, thành viên của các tổ chức chính phủ, v.v.

Nhiệm vụ của họ có thể ở dưới những cái tên khác nhau nhưng bản chất là như nhau.

Thu Thủy

Lược dịch theo Malik Institute

Vietnam Report

  


Bình Luận (0)



Gửi bình luận

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *